9 lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng
1. Nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm
Đeo kính áp tròng sau khi trang điểm sẽ khiến bụi phấn hay mascara rơi vào kính gây khó chịu và kích ứng. Ngoài ra đeo kính áp tròng sau khi trang điểm có thể làm lem lớp trang điểm mắt, hoặc nhòe mất những đường kẻ nhũ khiến bạn mất công trang điểm lại. Không chỉ với trang điểm mắt, bạn nên đeo kính áp tròng ngay trước cả khi thoa lớp phấn nền.
2. Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ
Mắt là bộ phận vô cùng nhạy cảm, vì thế kính áp tròng cũng phải tuyệt đối sạch. Chúng ta thường có thói quen dùng lại dung dịch ngâm kính cũ. Tuy nhiên đây là một sai lầm, vì một khi lấy kính ra khỏi dung dịch, dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn bởi tay hay dụng cụ lấy kính. Vì thế nếu ngâm lại sẽ làm kính bị nhiễm trùng gây kích ứng mắt. Một lưu ý nữa là chỉ nên sử dụng loại dung dịch chuyên dụng để ngâm kính.
3. Vệ sinh kính đúng cách
Không dùng nước máy nước uống hay nước lọc để lau rửa kính áp tròng. Trong nước uống, nước máy hay nước lọc vẫn có chứa những vi sinh siêu nhỏ có thể gây kích ứng mắt. Chỉ được phép sử dụng nước chuyên dụng để lau rửa kính áp tròng.
4. Không sử dụng lại kính áp tròng dùng một lần
Với những chị em thích đeo lens hay thích thử nghiệm kính áp tròng thì kính áp tròng dùng một lần là lựa chọn tối ưu. Vừa không mất công bảo quản mà lại đem đến hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên vì là loại dùng một lần nên kính không có khả năng kháng bụi bẩn. Loại kính này chỉ được thiết kế sử dụng trong ngày vì thế nên loại bỏ ngay sau khi sử dụng.
5. Trước khi sử dụng kính nên đi khám
Không phải ai cũng có thể đeo kính áp tròng. Với những ai bị các bệnh về mắt việc đeo kính sẽ làm kính ứng mắt. Vì thế trước khi quyết định chuyển sang đeo kính áp tròng nên đến các bệnh viện mắt gần nhất để các bác sĩ kiểm tra và cho kết luận chính xác. Với những người có mắt nhạy cảm nên đeo những loại kính đặc biệt có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại. Với kính cận thông thường, bạn có thể đeo lệch độ nhưng kính áp tròng đòi hỏi đeo đúng độ, vì thế nên đi khám kỹ trước khi mua kính áp tròng.
6. Không nên đeo kính áp tròng quá lâu
Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian lâu, sẽ dẫn đến hiện tương mờ mắt. Lý do là kính áp tròng sẽ ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy giác mạc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt. Thời gian đeo kính áp tròng tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng mắt và môi trường sống của mỗi người. Với những ai thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chỉ nên đeo kính trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Ngoài ra thời gian mắt nghỉ ngơi như ngủ trưa hay qua đêm cũng nên tháo kính áp tròng.
7. Khi đang bị đau mắt không dùng kính áp tròng
Khi mắt có những dấu hiệu bệnh lý như sưng, đỏ, chảy nước mắt hãy ngưng ngay việc sử dụng kính áp tròng. Ngoài ra nên kiểm tra kỹ kính, vì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt. Đặc biệt nếu kính bị rách, hay trầy xước phải bỏ ngay lập tức. Nếu cố gắng đeo sẽ khiến giác mạc bị tổn thương, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
8. Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng
Kính áp tròng và dung dịch để vệ sinh kính cũng có hạn sử dụng. Sau thời gian này, kính sẽ mất khả năng tự bảo vệ, tạp chất có thể bám vào kính và dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra thật kỹ hạn sử dụng trước khi dùng và thay kính sau mỗi 3 – 6 tháng sử dụng.
9. Không sử dụng chung kính áp tròng
Không nên dùng chung kính áp tròng với người khác vì đây là một trong những nguyên nhân lây lan các vấn đề về mắt. Hơn nữa, mỗi kính áp tròng sẽ có một kích cỡ và hình dạng khác nhau do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu. Nếu mang không đúng kính, mắt sẽ cảm thấy khó chịu. Nguy hiểm hơn, giác mạc sẽ bị rách hoặc xước, dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lời khuyên cho những người đeo kính áp tròng
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh