Đôi điều về thuốc nhỏ mắt sử dụng cho kính áp tròng
Các loại nước nhỏ mắt
Nếu để ý, bạn sẽ thấy nước nhỏ mắt thường được chia ra các loại phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của mắt. Nếu mắt bạn bị khô sẽ có có thuốc nhỏ mắt dành cho khô mắt. Nếu mắt bạn đang trong tình trạng bị viêm, gây đỏ mắt thì sẽ có thuốc nhỏ mắt cho “đỏ mắt”.
Và nếu bạn sử dụng kính áp tròng sẽ có thuốc nhỏ mắt riêng cho dùng kính áp tròng.
Thuốc nhỏ mắt cho kính áp tròng
Các thuốc nhỏ mắt dành cho kính áp tròng thường được gọi là thuốc nhỏ mắt thấm ướt lại. Thuốc nhỏ mắt thấm ướt lại làm bôi trơn mắt và làm ẩm kính áp tròng, làm cho đôi mắt của bạn thoải mái hơn trong khi đeo kính của bạn. Các thuốc nhỏ mắt được dán nhãn “ sử dụng cho kính áp tròng mềm" và thường đi kèm với dung dịch làm sạch kính áp tròng trong cửa hàng kính thuốc.
Các chuyên gia chăm sóc mắt thường khuyến khích những người đeo kính áp tròng nên sử dụng thuốc nhỏ mắt thấm ướt lại vì nó giúp tăng độ mềm mại và giúp loại bỏ các bụi bẩn bên dưới kính áp tròng của bạn.
Thuốc nhỏ mắt có nhiều kiểu công thức. Một số đặc hơn những loại khác có thể thực sự làm mờ tầm nhìn của bạn hoặc "dính vào" kính áp tròng của bạn. Trong khi một số loại lại khá phù hợp với kính áp tròng vì chúng được tạo ra không chỉ giúp bôi trơn mắt mà còn thúc đẩy việc làm lành bề mặt của mắt.
Tốt nhất là hãy sử dụng loại thuốc nhỏ mắt có ghi trên nhãn là dành riêng "đối với kính áp tròng". Tuy nhiên, nhiều thuốc nhỏ mắt nhân tạo cho mắt khô có thể sử dụng với kính áp tròng. Nếu bạn không chắc chắn về thương hiệu nào có thể sử dụng với kính áp tròng, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng
Thuốc nhỏ mắt giảm đỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt dành cho mắt đỏ có chứa thành phần đặc biệt gọi là chất co mạch. Những loại thuốc này giúp làm co các mạch máu nhỏ trong kết mạc, mô trong suốt phủ lên phần lòng trắng của mắt bạn. Những loại thuốc này này có thể gây ra một lớp lắng đọng trên bề mặt kính áp tròng và nếu được sử dụng lặp đi lặp lại để làm ẩm kính áp tròng, thì lại chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đỏ mắt "tái phát" – xảy ra khi chất co mạch đã hết tác dụng. Điều này có thể gây ra sự phụ thuộc hoặc các nhiễm trùng hoặc viêm tiềm ẩn.
Kết luận là, lựa chọn tốt nhất của bạn là ngưng sử dụng kính áp tròng khi bị đỏ mắt thay vì cố gắng sử dụng những thuốc nhỏ mắt dành cho đỏ mắt để đeo kính áp tròng.
Khi nào tháo bỏ kính áp tròng
Trong một số trường hợp, tốt nhất là nên tháo bỏ kính áp tròng. Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy tháo kính áp tròng. Sau khi tháo kính, các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc diễn biến xấu đi, hãy đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
• Mắt đỏ ngầu, kích ứng
• Đau nhức phía trong hoặc xung quanh mắt
• Nhạy cảm sáng
• Thị lực bị mờ đột ngột
• Chảy nước mắt bất thường
Lời khuyên thực sự dành cho những người thường xuyên đeo kính áp tròng:
- Không đeo kính áp tròng khi cơ thể hoặc mắt bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm, nhiễm trùng
- Nên sử dụng loại nước nhỏ mắt chuyên dụng cho kính áp tròng
- Giữ vệ sinh kính áp tròng và thay kính áp tròng theo đúng hạn sử dụng
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lạm dụng thuốc tra, nhỏ mắt có chứa corticoid: Tai biến khó lường
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?