Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên cho những người đeo kính áp tròng

Việc đeo kính áp tròng không đúng cách có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến đôi mắt của bạn. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn sử dụng kính áp tròng an toàn và hiệu quả hơn.

Tôi có thể đeo kính áp tròng trong bao lâu?

Thường xuyên thay kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sỹ, kể cả khi bạn không đeo hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn có loại kính áp tròng dùng một lần, bạn nên vứt nó đi sau khi dùng một lần, cho dù trông nó vẫn còn rất trong. Khi bạn đeo kính áp tròng nhiều ngày hơn số ngày bạn nên đeo hoặc đeo kính áp tròng khi ngủ mà không dùng loại kính cho việc đeo qua đêm, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng mắt cao hơn.

Trước khi đeo kính

Luôn luôn rửa tay trước khi đeo kính vào hoặc tháo kính ra. Không nên bôi xà phòng có mùi thơm hoặc tinh dầu lên tay. Kính áp tròng có thể dính vào tay ẩm, bởi vậy lau khô tay của bạn bằng một miếng khăn không để lại sợi bông. Nếu bạn muốn dùng kem dưỡng ẩm, hãy đợi sau khi bạn đeo kính vào vì dư lượng của kem dưỡng ẩm còn sót lại có thể sẽ dính vào kính.

Đưa kính vào mắt

Bắt đầu với cùng một bên mắt trong tất cả các lần đeo kính để không nhầm lẫn giữa 2 bên mắt kính. Dùng ngón tay trỏ để nhấc kính ra khỏi hộp và đặt vào lòng bàn tay. Rửa kính bằng dung dịch chuyên dụng được kê bởi bác sỹ. Đặt kính lên đầu ngón tay trỏ. Kéo mi dưới của bạn xuống bằng ngón giữa của cùng một bàn tay và giữ  mi trên của bạn bằng bàn tay kia. Đặt kính trực tiếp lên lòng đen của mắt bạn. Nhẹ nhàng thả tay đang giữ mi mắt ra và chớp mắt

Tháo kính ra

Đầu tiên, rửa sạch tay trước khi tháo kính ra. Để tháo kính mềm, kéo mi mắt dưới của bạn xuống. Nhìn lên trên hoặc nhìn sang bên và nhẹ nhàng di chuyển kính đến phần lòng trắng của mắt. Dùng ngón cái và ngón trỏ, nhẹ nhàng cầm kính và nhấc kính ra. Với loại kính áp tròng thẩm khí, mở to mắt và kéo nhẹ vùng da ở hốc mắt, hướng về phía tai. Cúi xuống, đưa lòng bàn tay ra hứng và chớp nhẹ mắt. Kính sẽ tự động rơi vào lòng bàn tay của bạn.

Rửa sạch và bảo quản

Có rất nhiều cách để rửa kính. Có những sản phẩm vừa có thể giúp bạn làm sạch, rửa kính, khử trùng vào bảo quản kính. Có những sản phẩm sẽ có những tác dụng dành riêng cho việc làm sạch và rửa kính. Một số người cho rằng chỉ cần rửa kính là đã có thể làm sạch kính, nhưng nghiên cứu cho rằng bạn nên chà xát kính để rửa kính sạch hơn. Không nên rửa kính của bạn bằng hydro peroxide.

Không rửa kính khng đúng loại dung dịch cho phép

Nếu bạn đã tháo kính áp tròng ra, bạn sẽ có ý định rửa kính dưới vòi nước máy. Đừng làm vậy. Nước đôi khí sẽ chứa vi sinh vật có thể sẽ gây ra những nhiễm trùng nghiêm trọng cho mắt. Cũng không nên rửa kính dưới vòi hoa sen. Và càng không nên đưa kính vào miệng hoặc dùng nước bọt để làm ẩm kính.

Làm tương tự với hộp đựng kính

Làm sạch hộp đựng kính cẩn thận như cách bạn làm sạch kính. Bạn nên rửa hộp ít nhất một lần mỗi tối bằng các dung dịch chống khuẩn. Lau hộp kính bằng giấy ăn và để hộp tự khô để loại bỏ hết các loại vi khuẩn còn sót lại. Thay hộp kính 3 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn.

Khi đeo kính bị đau

Bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi đeo kính áp tròng nếu có thứ gì đó bên trong, bên dưới hoặc thậm chí có thứ gì đó từ trong ra ngoài. Gỡ kính ra và rửa sạch kính với dung dịch làm ẩm và dung dịch không chứa peroxide để loại bỏ bụi bẩn. Không tiếp tục đeo kính nếu bạn cảm thấy khó chịu. Không nên đeo kính nếu mắt bạn đang đỏ hoặc bị kích thích. Nếu bạn vẫn không cảm thấy dễ chịu hơn sau khi gỡ kính ra, hãy đến gặp bác sỹ.

Thanh thiếu niên và kính áp tròng

Thanh thiếu niên đã trưởng thành có thể đeo kính áp tròng miễn là họ đã học cách tự chăm sóc mình và họ được tin tưởng sẽ tuân theo những hướng dẫn của bác sỹ. Kính áp tròng dùng một lần là một lựa chọn tốt vì loại kính này không cần làm sạch hay chăm sóc. Trao đổi với bác sỹ để tìm ra loại kính thích hợp nhất với bạn. Không bao giờ thử đeo kính của bạn bè. Kính áp tròng được thiết kế chỉ phù hợp với mắt của từng người. Bác sỹ có thể sẽ cho bạn thử để đảm bảo rằng mắt kính phù hợp với bạn

Trang điểm khi đeo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng mềm trước khi bạn trang điểm. Đeo kính áp tròng thẩm khí sau khi bạn trang điểm. Luôn gỡ kính ra trước khi bạn tẩy trang. Dùng các loại phấn trang điểm không gây dị ứng. Tránh dùng phấn mắt, kẻ mắt có chứa kim loại hoặc có màu lấp lánh. Tránh dùng chất kéo dài mi hoặc mascara không thấm nước. Tất cả những loại trên có thể gây kích ứng mắt hoặc gây ra các vết bẩn khó làm sạch.

Kính áp tròng và thể thao

Bạn có thể đeo kính áp tròng trong khi chơi đa số các môn thể thao và các hoạt động. Rất ít khi kính bị rơi ra hoặc bị lệch vị trí. Thêm vào đó, kính áp tròng không bị làm mờ bởi sương mù, bời vậy có thể cho bạn tầm nhìn tốt hơn. Mặc dù vậy, nếu bạn bơi, đặc biệt là bơi ở hồ, tránh đeo kính áp tròng khi ở dưới nước. Kể cả khi bạn đã đeo kính bơi, bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng mắt do nước và kính áp tròng sẽ khó tháo ra hơn nếu bị ướt. Nếu bạn vô tình đeo kính trong nước, dùng nước muối hoặc dung dịch nhỏ thấm nước lại để làm giãn kính, làm sạch và khử trùng kính.

Giữ kính gọng

Kể cả sau khi bạn đeo kính áp tròng, đôi khi bạn sẽ vẫn phải đeo kính gọng thông thường. Bởi vậy, bạn nên giữ lại kính gọng để đề phòng những trường hợp mắt bạn cần nghỉ ngơi hoặc khi bạn không thể đeo kính áp tròng vì một lý do nào đó. Bạn cũng nên có kính râm để bảo vệ mắt khỏi sự phá hủy của tia UV. Chọn loại kính râm có thể loại bỏ được 99% tia UV và đeo khi ra nắng, khi lái xe, khi xung quanh có nước, tuyết hoặc cát.

Kính trang trí và kính thẩm mỹ

Bạn có thể muốn có mắt mèo hoặc đổi màu mắt cho vui. Kính trang trí và kính thẩm mỹ có thể an toàn nhưng hãy đảm bảo rằng bạn mua kính từ một bác sỹ nhãn khoa. Những loại kính này thường được bày bán rất nhiều ở ngoài thị trường. Kính áp tròng không vừa mắt có thể gây xước hoặc nhiễm trùng mắt

Đôi mắt và màn hình

Thanh thiếu niên và người trưởng thành thường dành hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại. Điều này có thể gây ra các vấn đề về mắt. Khi tập trung nhìn vào màn hình, chúng ta sẽ chớp mắt ít hơn bình thường bởi vậy mắt rất dễ khô và mỏi. Để cải thiện tình trạng này, hãy dùng qui tắc 20-20-20. Mỗi 20 phút, thư giãn mắt khoảng 20 giây bằng cách nhìn vào vật gì đó ở xa 20 feet (khoảng 4-6m).

Đi khám mắt

Nếu bạn nghĩ đến việc đeo kính áp tròng, đầu tiên, hãy đi khám mắt. Kính áp tròng có rất nhiều loại, nhiều hình dáng, chất liệu khác nhau. Bác sỹ nhãn khoa sẽ giúp bạn tìm được loại kính phù hợp nhất. Kể cả khi bạn muốn mua kính áp tròng bán trên mạng, bạn vẫn nên đến khám bác sỹ trước.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm