Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 biện pháp giảm đầy bụng sau khi ăn

Sau một bữa ăn ngon miệng, bạn đã sẵn sàng để thư giãn và chuẩn bị cho một số công việc khác trong ngày. Tuy nhiên, bạn bỗng thấy căng tức vùng bụng, khó chịu, ợ hơi. Việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng đầy bụng khó chịu. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn.

8 biện pháp giảm đầy bụng sau khi ăn

Nhận biết những thực phẩm nào dễ gây đầy bụng

Carbohydrate là một trong những thành phần dễ gây đầy bụng nhất bởi chúng thường gây sinh khí trong dạ dày. Những thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm:

  • Táo
  • Đậu
  • Các loại rau họ cải như súp lơ xanh, súp lơ trắng và bắp cải
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Rau diếp
  • Hành tây
  • Đào và lê

Tuy nhiên bạn cũng không cần thiết phải loại bỏ tất cả những thực phẩm này khỏi bữa ăn. Thay vào đó, có thể lựa chọn ăn một trong những thực phẩm này nhưng giảm lượng đưa vào cơ thể.

Lưu ý đến lượng chất xơ

Ngũ cốc nguyên cám cũng là một trong những thủ phạm gây đầy bụng. Mặc dù ngũ cốc nguyên cám thì có lợi cho sức khỏe hơn ngũ cốc tinh chế nhưng chính hàm lượng chất xơ cao lại có thể gây đầy bụng. Chất xơ là một thành phần không thể thiếu của một chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhưng bạn nên tăng dần dần lượng chất xơ trong bữa ăn. Thay vì đổi từ ngũ cốc tinh chế sang ngũ cốc nguyên cám ngay lập tức, hãy thử chuyển đổi một phần trước để xem cơ thể bạn phản ứng với sự thay đổi đó như thế nào.

Bỏ thói quen thêm muối vào các món ăn

Bạn có biết hầu hết người trưởng thành dưới 51 tuổi không nên tiêu thụ quá 2,300 mg natri/ngày – vào khoảng 1 thìa cà phê muối. Người trên 51 tuổi thì nên sử dụng dưới 1,500 mg/ngày.

Bạn biết rằng ăn quá nhiều muối có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe về lâu dài, bao gồm chứng cao huyết áp. Trong một giai đoạn ngắn, tiêu thụ nhiều muối có thể gây giữ nước và đầy bụng.

Bạn có thể thay đổi thói quen ăn quá nhiều muối bằng cách thay lọ muối bằng các loại gia vị từ thảo mộc khác để thêm vào các món ăn và giảm tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn.

Tránh xa các đồ ăn nhiều dầu mỡ

Một trong những đặc điểm của bữa ăn giàu chất béo đó là chúng sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Chất béo di chuyển khá chậm qua đường tiêu hóa và có thể gây đầy bụng. Đây là lý do tại sao phần bụng của bạn cảm thấy như sắp phình ra sau một bữa ăn giàu chất béo. Nếu đây là nguyên nhân chính thì bạn chỉ cần giảm các đồ ăn nhiều dầu mỡ và thêm vào thực đơn những thực phẩm lành mạnh hơn như thịt nạc.

Hạn chế đồ uống có ga

Nước ga và soda là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đầy bụng trong số các loại đồ uống. Khi tiêu thụ những đồ uống này, khí carbon dioxyd sẽ tích tụ trong cơ thể và nhanh chóng khiến bạn cảm thấy khó chịu trong dạ dày, nhất là khi uống quá nhanh và quá nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể thêm vào nước một vài lát chanh để tăng thêm hương vị khi uống mà vẫn không lo đầy bụng.

Ăn chậm

Bạn thường có xu hướng tống hết mọi thức ăn vào bụng mỗi khi vội vã. Điều này sẽ khiến bạn nuốt phải nhiều không khí khi ăn và gây đầy hơi. Bạn nên khắc phục tình trạng này bằng cách ăn từ từ và nhai kỹ. Ăn chậm cũng giúp bạn giảm lượng thực phẩm tiêu thụ, do vậy bạn cũng sẽ cảm thấy no lâu hơn.

Đi dạo quanh nhà

Không có gì phải phủ nhận về tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với sức khỏe nói chung. Và ngoài ra, tập luyện nhẹ cũng có thể giúp làm giảm lượng khí sinh ra trong dạ dày là nguyên nhân gây đầy bụng. Do vậy, nếu có thời gian, bạn nên đi dạo nhẹ nhàng quanh nhà sau ăn. Biện pháp này có thể giảm chứng đầy bụng khá hiệu quả.

Sử dụng những loại thuốc giảm đầy bụng

Các thực phẩm bổ sung giảm đầy bụng, như viên uống galactosidase có thể giúp ngăn cản sự sản sinh của khí ga trong dạ dày do một số loại thực phẩm. Tùy theo từng nhãn hiệu, bạn có thể sử dụng những viên uống này hàng ngày hay trước mỗi bữa ăn theo sự chỉ định của bác sỹ.

Khi những thay đổi nêu trên không có tác dụng

Thông thường đầy bụng chỉ là một phản ứng của cơ thể trước một số loại thực phẩm hay thói quen nhất định. Nhưng khi triệu chứng đầy bụng không thể được khắc phục bằng những thay đổi trong thói quen sinh hoạt thì đây là lúc bạn cần được sự trợ giúp của bác sỹ. Nhất là trong trường hợp đầy bụng có đi kèm theo đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa. Những căn bệnh có thể gây nên những triệu chứng này bao gồm:

  • Bệnh Celiac (bất dung nạp gluten)
  • Bệnh Crohn
  • Dị ứng thực phẩm
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bất dung nạp lactose

Trong trường hợp này, muốn giảm đầy bụng thì cần phải điều trị tận gốc những căn bệnh chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn giúp giảm cảm giác đầy bụng

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm