Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 thói quen chánh niệm để có làn da sạch và khỏe mạnh hơn

Trong những năm gần đây, chánh niệm đã trở thành một cách để giảm căng thẳng và tăng cường hạnh phúc. Nhưng chánh niệm không chỉ hữu ích cho việc kiểm soát căng thẳng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn.

Theo các bác sĩ da liễu và bác sĩ tâm lý, kẻ thù lớn nhất của sắc đẹp là sự căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến da theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân phổ biến là hormone giải phóng corticotropin, một loại hormone liên quan đến phản ứng căng thẳng, gây ra tình trạng viêm và có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của mụn trứng cá. Căng thẳng cũng có thể đóng một vai trò trong việc đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn. Nếu bạn căng thẳng thường xuyên, cơ thể sẽ giải phóng cortisol khiến làn da khó tự phục hồi và ảnh hưởng đến sự hình thành collagen và elastin.

Vai trò của chánh niệm đối với sức khỏe làn da

Chánh niệm là “duy trì nhận thức từng khoảnh khắc về suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác cơ thể và môi trường xung quanh của chúng ta”. Sử dụng chánh niệm đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến làn da. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy chánh niệm có thể giúp cải thiện việc chữa lành vết thương trong vòng vài ngày. Chánh niệm cũng được chứng minh là cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến, một tình trạng da tự miễn dịch, nơi da bùng phát thành các mảng vảy đỏ, gây đau. Một đánh giá về 27 nghiên cứu được công bố vào năm 2019 với hơn 1.500 người tham gia đã phát hiện ra rằng chánh niệm là một trong những chiến lược hiệu quả để giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến. Tình trạng da mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái tinh thần của bạn, và có liên quan đến trầm cảm, lo âu. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho thấy những người thực hành chánh niệm nhiều hơn sẽ ít gặp khó khăn và chất lượng cuộc sống tốt hơn những người không thực hành.

Cách áp dụng chánh niệm để hỗ trợ làn da

  • Thiền thư giãn

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của thiền chánh niệm là phát triển chánh niệm đó là quan sát bản thân mình một cách khách quan. Nhưng chúng ta không thể làm điều đó nếu tâm trí chúng ta bị kích động và chúng ta không thể có tâm trí bình yên nếu cơ thể căng thẳng. Đó là lý do tại sao chúng ta thường bắt đầu một buổi thiền với một khoảng thời gian thư giãn ngắn. Để thực hành thiên thư giãn, hãy nhắm mắt lại và bắt đầu hơi thở của bạn, sau một vài phút chuyển chú ý đến cơ thể của bạn, bắt đầu từ đỉnh đầu của bạn. Khi bạn từ từ di chuyển sự chú ý đến cơ thể, hãy thực hiện một nỗ lực ý thức để thư giãn các cơ bắp trong từng bộ phận khi bạn thở ra từng hơi trong khoảng 5 phút.

  • Thiền tập trung

Phần tiếp theo của một buổi thiền chánh niệm là thiền định tập trung, nếu chúng ta muốn quan sát một cái gì đó ở mức độ sâu hơn thì chúng ta cần giữ sự chú ý của chúng ta về nó. Thiền tập trung sẽ giúp bạn phát triển kỷ luật tinh thần một cách hiệu quả. Nếu tâm trí của bạn bị kích động thì những quan sát của bạn chỉ là bề ngoài. Thiền tập trung sẽ giúp bạn ổn định tâm trí, quan sát mọi thứ ở mức độ sâu hơn, quá trình này là chìa khoá để phát triển sự hiểu biết lớn hơn. Ví dụ nếu chúng ta có cảm xúc đau đớn hoặc bất an mà chúng ta không hiểu rằng tại sao nó cứ phát triển thì chúng ta nên chú ý đến nó để xác định nguồn gốc. Sau đó biến đổi nó, để nó không còn khiến chúng ta đau đớn và đau khổ. Để thực hành thiền định hãy bắt đầu đếm nhịp thở từ 1 – 5 trong tâm trí của bạn, khi đếm 5 bạn nên bắt đầu lại. Giữ sự chú ý của bạn tập trung vào không khí đi qua chóp mũi của bạn, khi cảm thấy tâm trí của bạn mất phương hướng, ngay lập tức đưa sự chú ý của bạn trở lại với hơi thở của mình. Thiền tập trung có thể là một thách thức nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng để hết sức tập trung vào tiêu điểm của bạn. Tâm trí của bạn sẽ đi lang thang rất nhiều, đó là điều bình thường, chỉ cần tập trung và đưa nó trở lại không khí qua chóp mũi của bạn, để tập trung tinh thần và tiếp tục rèn luyện.

  • Thiền định cảm xúc

Một thay thế cho phần thiền chánh niệm trong buổi thiền của bạn là thiền nhận thức cảm xúc. Đúng như tên gọi, bạn đang rèn luyện bản thân mình để quan sát cảm xúc của mình. Theo thời gian việc thiền sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc nhiều hơn và phát triển sức mạnh nội tâm lớn hơn. Để thực hành thiền định cảm xúc, trước tiên hãy thực hiện các bài thiền thư giãn và tập trung. Khi bạn hoàn thành thiền định tập trung, hãy tập trung vào cảm xúc của bạn. Hãy tự hỏi mình, tôi đang cảm thấy gì? Bạn đang cảm thấy vui, buồn, giận dữ, cô đơn, tổn thương, bồn chồn, buồn chán hay một số cảm xúc khác? Một số cảm xúc phát sinh từ nhận thức của bạn khá tinh tế và khó xác định. Họ có xu hướng thể hiện bản thân thành một tâm trạng chung mà dường như không có bất kỳ lý do nào. Nếu bạn cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể khám phá những cảm xúc đó một cách sâu sắc hơn, nhìn vào suy nghĩ về chúng và nương theo cảm xúc của bản thân.

  • Thiền đi bộ

Đây là điều mà bạn nên làm nếu cảm thấy quá bồn chồn khi ngồi thiền. Bạn có thể làm điều đó thay cho thiền thư giãn. Đi bộ thiền là một cách khác giúp làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn. Cách để thực hành thiền đi bộ rất đơn giản, tốt nhất bạn nên đi đến nơi yên tĩnh và phong cảnh đẹp. Bắt đầu đi bộ chậm, áp dụng các kỹ thuật tương tự được sử dụng trong thiền tập trung và chánh niệm được mô tả ở trên. Nhưng thay vì tập trung vào hơi thở hãy tập trung vào bước chân của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tập trung vào toàn bộ cơ thể khi bạn đi bộ. Chú ý chuyển động của từng bộ phận cơ thể khi bạn bước đi. Một biến thể của thiền đi bộ là đi bộ chánh niệm. Các kỹ thuật như nhau, nhưng thay vì thực hiện một buổi thiền ngay trong cuộc sống đời thường của bạn. Ví dụ đi dạo ở nơi làm việc, ở nhà, khi đi mua sắm… Những gì thiền chánh niệm giúp sẽ ngăn chặn tâm trí của bạn trở lên kích động. Và điều tuyệt vời là bạn có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày mà không chiếm mất thời gian quý báu của mình.

  • Hoạt động chánh niệm

Bạn có thể biến bất kỳ hoạt động nào thành thiền chánh niệm. Chọn một hoạt động đòi hỏi ít sự chú ý, chẳng hạn như rửa bát hoặc gấp quần áo. Những hoạt động này thường xuyên đến mức chúng ta thực hiện hàng ngày mà không cần suy nghĩ. Bây giờ bạn có thể dùng chúng để phát triển chánh niệm cho bản thân. Hãy bắt đầu công việc bằng cách chậm rãi, đừng vội vàng hoàn thành chúng như bạn vẫn thường làm. Hãy chú ý đến mọi hành động mà bạn đang thực hiện. Ví dụ, khi gấp quần áo hãy chú ý cách bạn gấp chúng, mùi quần áo khi bạn chạm vào. Điều này nghe có vẻ nhàm chán và không hiệu quả nhưng nó lại có tác dụng làm dịu đi tâm trí của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách thực hành chánh niệm giúp giảm stress hàng ngày

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Everyday Health) -
Bình luận
Tin mới
  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

Xem thêm