Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

Dứa là một loại cây nhiệt đới phổ biến được biết đến với hương vị tươi ngon và giàu dinh dưỡng. Dứa được sử dụng theo nhiều cách khác nhau từ ăn trực tiếp đến nước ép, sinh tố...

1. Thành phần dinh dưỡng của dứa

Dứa có lượng calo thấp nhưng rất bổ dưỡng, một cốc (165g) dứa chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Canxi: 21 mg hoặc 2% giá trị hàng ngày, DV cho phụ nữ)
  • Sắt: 0,478 mg, 3% DV
  • Vitamin A: 96 IU, 4% DV
  • Magie: 19,8 mg, 5% DV
  • Kali: 180 mg, 4% DV
  • Phốt pho: 13 mg, 2% DV
  • Đồng: 0,181 mg, 20% DV
  • Vitamin B6: 0,185 mg, 11% DV
  • Vitamin C: 78,9mg, 88% DV
  • Mangan: 1,5 mg, 83% DV.

Dứa cũng là thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể vì nó chứa 80% - 89% là nước

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày- Ảnh 1.

Dứa giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Phytonutrients, hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe con người có trong toàn bộ quả dứa. Bromelain là một loại enzyme thực vật và dứa có nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khỏe.

Dứa cũng chứa chất chống oxy hóa, acid hữu cơ và hợp chất phenolic, bao gồm flavonoid. Flavonoid hoạt động như chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống virus tiềm tàng.

Loại quả này đặc biệt giàu vitamin C, rất cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, hấp thụ sắt và tăng trưởng và phát triển.

2. Lợi ích sức khỏe của dứa đối với phụ nữ

Cuối tuần làm cơm chiên dứa kiểu Thái vừa ngon miệng vừa ngon mắt - BepXua

Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và là một lựa chọn hỗ trợ sức khỏe phụ nữ theo nhiều cách.

Sức khỏe miễn dịch: Dứa là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật tuyệt vời liên quan đến sức khỏe miễn dịch tốt hơn. Theo một nghiên cứu, các chất dinh dưỡng có trong dứa như vitamin C, mangan, vitamin B và đồng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch. Những người tham gia nghiên cứu ít bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn những người không ăn dứa. Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin C trong dứa có thể làm tăng số lượng tế bào bạch cầu và cải thiện khả năng miễn dịch.

Sức khỏe tiêu hóa: Bromelain và chất xơ trong chế độ ăn uống có trong dứa có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa ở phụ nữ. Bromelain có tác dụng chống viêm, góp phần làm giảm tình trạng viêm ở ruột và đại tràng, có thể có lợi cho những người mắc bệnh viêm ruột.

Chất xơ trong chế độ ăn uống từ dứa cải thiện nhu động ruột và sức khỏe hệ vi sinh đường ruột. Các hợp chất được tìm thấy trong dứa thúc đẩy sự phát triển của prebiotic và probiotic trong ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột nói chung.

Sức khỏe làn da: Vitamin C có nhiều trong dứa, cần thiết để tổng hợp collagen, một loại protein rất quan trọng đối với sức khỏe làn da. Nghiên cứu cho thấy sử dụng vitamin C có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa da, tăng cường độ mịn màng của da và giúp giảm tổn thương do ánh nắng mặt trời. Bromelain từ dứa có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và cải thiện tình trạng bầm tím. Bromelain hoạt động như một chất tẩy tế bào chết, loại bỏ tế bào da chết và giúp tế bào da mới phát triển.

Sức khỏe xương: Vitamin C và mangan có nhiều trong dứa, đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe, sự hình thành và mật độ xương. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có lượng mangan thấp có nhiều khả năng bị loãng xương (xương yếu). Collagen là thành phần thiết yếu của xương khỏe mạnh và cần vitamin C để tổng hợp. Là một chất chống oxy hóa, vitamin C cũng có thể giúp giảm số lượng các gốc tự do có hại cho xương.

Tác dụng chống viêm: Bromelain nổi tiếng là một chất chống viêm. Là một loại enzyme protease, bromelain ảnh hưởng đến quá trình viêm và có thể hữu ích cho bệnh hen suyễn, ung thư, viêm ruột và các tình trạng viêm khác. Các chất dinh dưỡng thực vật khác, được gọi là polyphenol, có trong dứa cũng ảnh hưởng đến quá trình viêm. Polyphenol ngăn ngừa viêm bằng cách thay đổi các quá trình gây viêm.

Cân bằng hormone: Bromelain là một loại enzyme có nhiều trong dứa, có đặc tính chống viêm. Mặc dù không trực tiếp tác động đến nội tiết tố, tình trạng viêm trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone. Bromelain có thể giúp giảm viêm, từ đó có lợi cho hệ thống nội tiết.

Một số khoáng chất trong dứa như mangan có vai trò trong chức năng của tuyến giáp, một tuyến nội tiết quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy bromelain có thể ảnh hưởng đến estrogen ở phụ nữ, có khả năng làm mềm niêm mạc tử cung và hỗ trợ quá trình kinh nguyệt.

Mang thai: Dứa nguyên quả có thể là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho chế độ ăn uống cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Các chất dinh dưỡng trong quả dứa như vitamin C, mangan, kali, folate và đồng, tất cả đều có thể hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chiết xuất dứa cô đặc có nguy cơ kích thích tử cung. Vì lý do này, hãy cân nhắc tránh chiết xuất dứa trong thời kỳ mang thai hoặc nên hỏi ý bác sĩ.

Đọc thêm tại bài viết sau: Ăn dứa đúng cách để tận hưởng những lợi ích sức khỏe tuyệt vờ

3. Phụ nữ nên ăn bao nhiêu dứa mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe?

Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác cung cấp cho cơ thể những gì cần thiết để duy trì sức khỏe. Ăn bao nhiêu dứa mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, dựa trên thông tin hiện có, có một số hướng dẫn chung.

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày- Ảnh 3.

Một chén dứa tươi mỗi ngày là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho hầu hết phụ nữ, mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dứa giúp đáp ứng lượng trái cây khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ, tức là khoảng bốn khẩu phần mỗi ngày. Dứa chứa khoảng 2 g chất xơ mỗi cốc. Phụ nữ nên nhắm đến mục tiêu tiêu thụ khoảng 25 đến 30 g chất xơ mỗi ngày. Như vậy, một khẩu phần vừa phải là khoảng 1 chén (165 g) dứa tươi cắt miếng mỗi ngày thường được coi là một lượng hợp lý cho hầu hết phụ nữ. Khẩu phần này cung cấp một lượng đáng kể vitamin C và mangan, cùng với các vitamin và khoáng chất khác.

Một số người nhạy cảm với bromelain: Bromelain là một loại enzyme trong dứa và có thể gặp phải tình trạng rát lưỡi hoặc khó chịu ở miệng nếu ăn quá nhiều. Ăn dứa với lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của cơ thể là quan trọng.

Một số người lo ngại về hàm lượng đường trong dứa: Một cốc dứa chứa khoảng 16 g tổng lượng đường tự nhiên. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo đường tự nhiên từ trái cây, rau và sữa không được tính vào lượng đường bổ sung tối đa được khuyến nghị hàng ngày. Đường tự nhiên trong trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng chất xơ của nó góp phần làm giảm tác dụng này. Tuy nhiên, phụ nữ hoặc phụ nữ mang thai có đái tháo đường và các tình trạng sức khỏe khác có thể cần hạn chế lượng trái cây ăn vào.

 

Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

 
 

 

 

ThS Dinh dưỡng Lê Thu Huế - Theo Sức khỏe và đời sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 13/04/2025

    Xì hơi nặng mùi có phải vấn đề tiêu hóa?

    Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?

  • 13/04/2025

    Ngón tay dùi trống là gì?

    Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 13/04/2025

    Đau tai: Cảm lạnh hay viêm tai?

    Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.

  • 12/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản

    Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.

  • 12/04/2025

    Trứng gà sống, trứng gà chần có bổ hơn trứng luộc chín?

    Nhiều người cho rằng ăn trứng gà sống hoặc chần qua nước dùng hay cháo sẽ bổ hơn trứng gà nấu chín. Vậy suy nghĩ này có đúng không?

  • 12/04/2025

    Tìm hiểu về lồng ấp trẻ sơ sinh

    Nếu con bạn phải vào Khoa chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU), bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị công nghệ cao ở trong khoa này. Một số thiết bị trông có vẻ đáng sợ, tuy nhiên, tất cả đều có mục đích giúp các bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một trong những thiết bị quan trọng nhất trong NICU là lồng ấp trẻ sơ sinh. Đây là giường được thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh nhiệt độ và cung cấp môi trường lý tưởng cho trẻ sơ sinh để bé phát triển.

  • 12/04/2025

    Không muốn già trước tuổi, hãy tránh những sai lầm này!

    Tuổi tác không chỉ là con số, mà còn phụ thuộc vào cách bạn sống và chăm sóc bản thân. Nhiều người đang vô tình mắc phải những thói quen có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến họ có vẻ bề ngoài già hơn so với tuổi thật.

  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

Xem thêm