Trong mọi thời kỳ và mọi xã hội, phụ nữ luôn là những người sống lâu hơn đàn ông.
Dưới đây là một số giả thuyết về nguyên nhân của sự khác biệt về tuổi thọ:
1. Nhiễm sắc thể giới tính
Nghiên cứu ngày càng chỉ ra rằng bộ nhiễm sắc thể giới tính XX ở nữ giới có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ, mặc dù cơ chế hoạt động cụ thể vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Một nghiên cứu vào năm 2018 do phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Dena Dubal tại Đại học California (Mỹ), thực hiện đã tiến hành thí nghiệm trên chuột biến đổi gene. Kết quả cho thấy những con chuột cái có hai nhiễm sắc thể X và buồng trứng sống lâu nhất. Trong khi đó, những con chuột có hai nhiễm sắc thể X nhưng mang tinh hoàn lại có tuổi thọ cao hơn những con chuột đực XY.
Tiến sĩ Dubal nhận xét: "Có vẻ như nhiễm sắc thể X thứ hai mang lại một lợi thế bảo vệ, giúp chuột sống lâu hơn, ngay cả khi chúng có tinh hoàn. Liệu nhiễm sắc thể X thứ hai có chứa đựng 'suối nguồn tươi trẻ' nào đó?"
Dù chưa có nghiên cứu nào cụ thể về vấn đề này ở người, nhưng TS. Dubal cho rằng có khả năng kết quả có thể tương tự vì con người cũng có cùng loại nhiễm sắc thể giới tính và hệ thống sinh sản tương tự như chuột.
Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố khác như lối sống (khí hậu, căng thẳng mãn tính), cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, làm gia tăng hoặc thu hẹp sự chênh lệch về tuổi thọ giữa nam và nữ. Tiến sĩ TS. Montserrat Anguera từ Trường Thú y thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) đề cập rằng những yếu tố này cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tuổi thọ.
2. Hormone
Các nhà nghiên cứu đang tích cực khám phá vai trò của hormone giới tính, đặc biệt là estrogen, đối với tuổi thọ. Họ đặc biệt quan tâm đến tác động của hormone này lên hệ thống miễn dịch. TS. Bérénice Benayoun tại Trường Lão khoa Leonard Davis của Đại học Nam California (Mỹ) cho biết: "Dữ liệu cho thấy hệ thống miễn dịch của phụ nữ, ít nhất là trước thời kỳ mãn kinh, hoạt động hiệu quả và phản ứng tốt hơn." Ngược lại, nam giới thường có phản ứng miễn dịch kém hơn khi bị nhiễm trùng, dẫn đến nguy cơ tử vong do nhiễm trùng huyết cao hơn, từ đó làm giảm tuổi thọ của họ.
Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng phụ nữ mãn kinh muộn (sau 50 tuổi) thường sống lâu hơn những người mãn kinh sớm. Điều này có thể liên quan đến việc nồng độ estrogen giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc các bệnh vốn ít phổ biến hơn trước đó, thậm chí có thể vượt qua nam giới về tỷ lệ mắc bệnh, theo TS. Benayoun.
3. Lối sống
Hành vi và lối sống đóng vai trò then chốt trong sự khác biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ. Theo TS. Kyle Bourassa, nhà tâm lý học tại Đại học Duke (Mỹ), phụ nữ thường ít có xu hướng hút thuốc hoặc uống rượu bia quá mức (những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tử vong).
Ngoài ra, phụ nữ thường có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. TS. Bourassa cho biết họ thường xuyên thực hiện các hành vi "tăng cường" sức khỏe như thắt dây an toàn khi lái xe và đi khám sức khỏe định kỳ.
Một yếu tố quan trọng khác là khả năng giao tiếp xã hội, phụ nữ có xu hướng xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội tốt hơn nam giới, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do cô lập và cô đơn. Ngoài ra, một phân tích năm 2023 cho thấy phụ nữ cũng ít có nguy cơ tử vong do dùng thuốc quá liều hoặc tự tử.
4. Các yếu tố xã hội
Ngoài các yếu tố sinh học và lối sống, các yếu tố xã hội cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ. Giáo sư Naoko Muramatsu từ Đại học Illinois Chicago (Mỹ) chỉ ra rằng, các vấn đề như chiến tranh và bạo lực súng đạn ảnh hưởng nặng nề hơn đến nam giới. Đại dịch COVID-19 là một ví dụ điển hình, nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới do họ thường làm các công việc có nguy cơ lây nhiễm cao hơn như chuẩn bị thức ăn, xây dựng, hoặc thuộc nhóm người vô gia cư hay bị giam giữ.
TS. Alan Cohen từ Đại học Columbia (Mỹ) nhấn mạnh rằng, khoảng cách tuổi thọ là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố. Ông nói: "Có vô số yếu tố tác động đến sự khác biệt này."
Mặc dù chúng ta có thể kiểm soát một số yếu tố như thói quen ăn uống, hút thuốc và uống rượu, nhưng chúng ta vẫn cần có thêm nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi những hành vi này.
Đọc thêm tại bài viết sau: Người cao tuổi muốn sống thọ, khỏe mạnh hãy áp dụng ngay chế độ ăn này
Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,… Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ham muốn tình dục có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở nam giới.
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.