Vì sao nên có dứa trong chế độ ăn mùa Hè?
Bổ sung nước và cân bằng điện giải
Dứa có khoảng 86% là nước. Lượng đường tự nhiên trong dứa cũng cung cấp năng lượng nhanh chóng. Dứa còn chứa các chất điện giải thiết yếu như kali. Chất điện giải rất quan trọng để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Ăn dứa giúp bổ sung các khoáng chất quan trọng bị mất qua mồ hôi, ngăn ngừa tình trạng mất nước và các vấn đề liên quan đến nhiệt.
Giàu vitamin và khoáng chất
Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Điển hình là nhiều vitamin C - một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gốc tự do.
Dứa cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin A, vitamin B6, folate và mangan. Vitamin A tốt cho mắt và da, vitamin B6 cần thiết cho sự phát triển và chức năng của não, folate hỗ trợ tổng hợp và sửa chữa DNA, còn mangan rất quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương và trao đổi chất.
Đặc tính chống viêm
Dứa chứa enzyme bromelain có đặc tính chống viêm mạnh. Bromelain giúp giảm viêm và sưng trong cơ thể, có lợi cho những người mắc các bệnh như viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ làm lành vết thương và sau phẫu thuật, đồng thời có thể giúp giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục.
Hỗ trợ tiêu hóa
Do hàm lượng chất xơ và nước cao, dứa giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
Bromelain trong dứa cũng tham gia hỗ trợ tiêu hóa. Enzyme này giúp phá vỡ protein, tạo điều kiện để hấp thụ trong ruột.
Dứa cũng chứa chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và đi tiêu đều đặn. Ăn dứa có thể giúp ngăn ngừa táo bón và đầy hơi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Dứa nên có trong chế độ ăn nếu bạn muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân trong mùa Hè. Điều này là do dứa có lượng calorie thấp và hàm lượng nước cao, giúp tạo cảm giác no mà không phải ăn quá nhiều calorie.
Chất xơ trong dứa cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách thúc đẩy cảm giác no và giảm lượng calorie nạp vào.
Tăng cường miễn dịch
Lượng vitamin C cao trong dứa là yếu tố chính giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C kích thích sản sinh tế bào bạch cầu, đây là yếu tố cần thiết để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Ăn dứa thường xuyên có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các bệnh thường gặp vào mùa Hè như cảm lạnh và cúm, giúp bạn khoẻ mạnh và năng động.
Giúp da khoẻ đẹp
Mùa Hè, làn da thường tiếp xúc với tia UV, nhiệt độ và độ ẩm nhiều hơn. Dứa giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-carotene (tiền chất của vitamin A) có khả năng bảo vệ da trước các yếu tố trên.
Vitamin C thúc đẩy sản sinh collagen, giúp duy trì độ đàn hồi của da và ngăn ngừa nếp nhăn. Dứa nhiều nước cũng có lợi cho làn da, giúp bổ sung độ ẩm cho da thêm tươi tắn.
Chống oxy hóa
Ngoài vitamin C, dứa còn giàu chất chống oxy hóa khác gồm flavonoid và acid phenolic. Những chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giảm stress oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim và ung thư.
Giúp xương chắc khỏe
Ăn dứa cũng là cách tăng cường các khoáng chất cho xương chắc khoẻ.
Dứa dồi dào mangan - một khoáng chất thiết yếu cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Mangan giúp hình thành các mô liên kết và xương, đồng thời đóng vai trò trong quá trình hấp thu canxi và chuyển hóa xương.
Ăn dứa thường xuyên có thể hỗ trợ xương chắc khỏe, đặc biệt với người lớn tuổi và những người có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến xương.
Bổ mắt
Beta-carotene và vitamin A trong dứa giúp duy trì thị lực tốt và sức khỏe của mắt nói chung. Những dưỡng chất này tham gia bảo vệ mắt khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và các vấn đề khác ảnh hưởng đến thị lực.
Tăng năng lượng tự nhiên
Đường tự nhiên và carbohydrate trong dứa giúp cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng nhanh và bền vững. Bạn có thể ăn dứa để bổ sung năng lượng khi đang đi bộ đường dài, bơi lội hoặc các hoạt động khác ngoài trời, mà không cần đến đồ ăn nhẹ có đường đã qua chế biến.
Đa năng và ngon miệng
Ngoài lợi ích sức khỏe, dứa còn rất linh hoạt và có thể được chế biến theo nhiều cách như ăn tươi, ép lấy nước, nướng hoặc thêm vào món salad, sinh tố và món tráng miệng. Sự đa năng này giúp bạn dễ dàng kết hợp dứa vào chế độ ăn uống của mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhổ răng khôn: Uống nước ép dứa có đem lại lợi ích hậu phẫu?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.
Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.