Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn dứa đúng cách để tận hưởng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời

Dứa hay trái thơm được coi là nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Nếu yêu thích trái cây này, bạn cần lưu ý những mặt lợi - hại khi thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Dứa hay trái thơm được coi là nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Nếu yêu thích trái cây này, bạn cần lưu ý những mặt lợi - hại khi thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Ăn dứa đúng cách để tận hưởng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời

Quả dứa là trái cây nhiệt đới chứa nhiều vitamin C và chất chống lão hóa.

Lợi ích sức khỏe đến từ quả dứa

Dứa giàu vitamin C

Chất dinh dưỡng nổi bật nhất trong dứa (trái thơm, trái khóm) là vitamin C. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 170gr dứa có chứa đến 78,9mg vitamin C, nhiều hơn khẩu phần dinh dưỡng khuyến nghị cho phụ nữ trưởng thành (75mg vitamin C/ngày) và gần bằng của nam giới (90mg/ngày). Vitamin C tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như kích thích hấp thụ sắt, tăng cường hệ miễn dịch.

Ăn dứa có thể giúp giảm cân

Nước ép dứa hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức đề kháng.

Hoa quả không thể trực tiếp giúp giảm cân, nhưng chúng sẽ khiến bạn no bụng mà không phải nạp vào nhiều calorie. Dứa giàu chất xơ, khi thêm vào khẩu phần ăn sẽ đem lại cảm giác no lâu.

Một nghiên cứu trên động vật được công bố trên tạp chí Food Science and Biotechnology năm 2018 chỉ ra rằng, nước ép dứa có thể giúp giảm tích tụ mỡ và tăng cường quá trình phân giải chất béo. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu trên con người về tác dụng này, dứa vẫn là thực phẩm an toàn cho quá trình giảm cân.

Mangan trong dứa giúp xương chắc khỏe

Theo Trung tâm Y tế của trường Đại học Rochester, calci và mangan đóng vai trò quan trọng để hình thành và giữ bộ xương chắc khỏe. Không chỉ vậy, mangan giúp kiềm chế bệnh loãng xương và tăng độ rắn chắc của xương.

Dứa là một trong những thực phẩm chứa mangan hàng đầu. 170gr dứa cung cấp 76% lượng mangan cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày của một người trưởng thành (1.8-2.3mg theo RDI Hoa Kỳ 2020). Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng mangan quá liều. Khi cơ thể nạp vào hơn 11mg mangan mỗi ngày, chất này có ảnh hưởng xấu đến não, làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn nhận thức.

Ăn dứa có thể hỗ trợ tiêu hóa

Các món thịt nấu với dứa sẽ mềm và dễ tiêu hóa hơn nhờ các enzyme bromelain trong dứa.

Dứa chứa nhiều bromelain, một tổ hợp enzyme được cho thấy có nhiều công dụng, từ giảm viêm đến hỗ trợ lành vết thương. Bromelain còn được biết đến là enzyme phân giải protein. Khi protein được phân giải thành những phân tử nhỏ, ruột non hấp thu chúng tốt hơn, từ đó có thể giảm chứng khó tiêu.

Giàu chất chống oxy hóa

Không chỉ giàu dinh dưỡng, dứa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể con người chống chọi với gốc tự do. Khi tương tác với tế bào trong cơ thể, các gốc tự do này gây ra viêm và lão hóa. Tình trạng mất cân bằng oxy hóa kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh về tim, mắt và Alzheimer.

Lưu ý khi ăn dứa

Dứa là trái cây chứa khá nhiều đường, có vị chua ngọt nên có thể gây nóng khi ăn. Enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân giải protein, tác động mạnh vào niêm mạc lưỡi và dạ dày. Do đó, nếu ăn dứa khi đói hoặc ăn quá nhiều, bạn sẽ có cảm giác tê rát lưỡi, bụng nôn nao, khó chịu.

Để tránh các hiện tượng này, bạn nên ăn dứa với lượng vừa phải hoặc kết hợp dứa với các chế phẩm từ sữa (sữa chua, kem). Người mắc các bệnh về dạ dày không nên ăn dứa khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ điều trị. Đặc biệt, chúng ta cần tránh ăn, uống nước ép dứa xanh bởi lúc này, dứa có thể gây tiêu chảy, nôn mửa.

Khi ăn dứa, bạn nên đề phòng triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, khó thở, nổi mề đay, đau bụng quằn quại. Trong trường hợp này, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, đề phòng dấu hiệu sốc phản vệ. Người có cơ địa mẫn cảm hoặc trẻ nhỏ nên ăn dứa đã xào, nấu, vì tác động của nhiệt giúp giảm đi phần lớn các tác nhân gây dị ứng trong dứa.

Enzyme bromelain có thể tương tác với thuốc chống đông máu, gây nguy hiểm với người có nguy cơ chảy máu (người sắp phẫu thuật, phụ nữ băng huyết, bà bầu). Những đối tượng này cần thận trọng, tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm dứa vào chế độ ăn hàng ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Trị sỏi mật bằng quả dứa có hiệu quả không?

Quỳnh Trang H+ - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm