Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn không ăn đủ “chất béo lành mạnh”

Khoa học đã chứng minh bạn cần có chất béo trong chế độ ăn nhưng phải đúng loại chất béo tốt cũng như đầy đủ số lượng của chúng. Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về các dấu hiệu của việc thiếu chất béo.

“Chất béo lành mạnh” là gì?

Cách đây không lâu, các chuyên gia y tế hàng đầu vẫn tin rằng tất cả các chất béo đều gây nên những vấn đề không tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng một số loại chất béo thực sự giúp cải thiện sức khỏe của chúng ta. Hầu hết các "chất béo lành mạnh" này tập trung vào hai loại chính là chất béo không bão hòa đơn (MUFAs) và chất béo không bão hòa đa (PUFAs). PUFAs, trong đó bao gồm các axit béo omega-3, giúp điều hòa đáp ứng viêm và xuất hiện để đóng một vai trò trong tất cả mọi thứ từ sức khỏe tim mạch đến tâm trạng và hạnh phúc. MUFAs có thể làm giảm cholesterol “xấu” và tăng loại “tốt”. MUFAs cũng làm teo mỡ bụng – tác nhân nguy hiểm liên kết với các rối loạn chuyển hóa.
Những chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn và dưới đây là một số lí do cho thấy bạn nên tăng cường các “chất béo tốt” trong các bữa ăn hàng ngày của bạn.

Bạn đang gặp rắc rối trong việc giảm cân

Nghe có vẻ hoàn toàn khác thường, nhưng bạn cần phải ăn chất béo để đốt cháy chất béo. Katherine Zeratsky, một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota, phát biểu trên tạp chí Fitness rằng ăn một lượng nhỏ chất béo không bão hòa trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn trong một thời gian dài, và do đó hạn chế tiêu thụ thức ăn. Khi tranh luận về giảm đường hay giảm chất béo góp phần giảm cân, các khoa học thẳng thắn ủng hộ chế độ ăn ít đường. Một nghiên cứu ngẫu nhiên từ Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã phát hiện ra rằng những người ăn ít đường giảm cân nhiều hơn (khoảng 3,6 kg) so với những người ăn ít chất béo trong thời gian 12 tháng.

Bạn luôn luôn cảm thấy đói

Nếu bạn rời khỏi bàn ăn và lại cảm thấy cảm giác đói ngay sau đó, có thể bạn đang tiêu thụ không đúng loại chất béo tạo ra cảm giác no bụng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ năm 2009, đo hiệu quả của việc ăn các loại chất béo khác nhau về cảm giác no và lượng thức ăn tiêu thụ, so với các loại thức ăn khác. 15 đối tượng tiêu thụ các loại chất béo hoặc không có chất béo trong tất cả các bữa ăn. Kết quả cho thấy những người tham gia tiêu thụ chất béo không bão hòa cảm thấy no hơn sau mỗi bữa ăn. Tất nhiên, ăn nhiều chất xơ hoặc protein nạc cũng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Bạn bị khô da không rõ nguyên nhân

Không phải do ánh  nắng mặt trời, thời tiết hoặc do thiếu dưỡng ẩm, vậy tại sao là làn da của bạn luôn khô? Nó có thể liên quan đến sự thiếu “chất béo lành mạnh” trong chế độ ăn uống của bạn, theo bác sĩ da liễu Jessica Wu. "Tất cả các tế bào da của bạn được bao bọc trong một màng được tạo nên bởi chất béo giúp bảo vệ da khỏi bị khô và mất nước, tránh các chất độc hại trong môi trường", Wu nói. "Nếu bạn có một vấn đề với các lớp bảo vệ da, làn da của bạn sẽ khô, và có thể dễ bị mẩn ngứa, eczema. Nghiêm trọng hơn, làn da của bạn có thể bị nứt và chảy máu.” Tăng cường các chất béo không bão hòa có thể đảo ngược tình trạng này, nhưng cũng không nên bổ sung quá nhiều, Wu cảnh báo. Chỉ cẩn một chút cũng có thể tạo nên hiệu quả rõ rệt.

Bạn có năng lượng thấp

Tim của bạn cần 70% năng lượng từ chất béo, theo Hossein Ardehali, chuyên gia tim mạch, trường đại học Y Feinberg. Một gam chất béo cung cấp 9 calo, nhiều hơn so với 1 gam tinh bột hoặc protein. Điều đó cũng có nghĩa là một quả bơ sẽ cho bạn nhiều năng lượng hơn một quả táo. Nếu bạn đang cảm thấy thiếu năng lượng, hãy bổ sung đồ ăn nhẹ giàu chất béo.

Bạn cảm thấy khó tập trung

Não cấu tạo bởi 60% là chất béo, và nó cần chất béo để hoạt động hiệu quả, theo Greatist.com. Một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn mà bạn có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm như dầu ô liu, hạt và bơ đậu phộng, làm tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và trí nhớ.

Những vitamin mà bạn ăn không được hấp thu

Có thể bạn đang sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A, D, E và K, nhưng lại không gặt hái được những lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại. VÍ dụ như nếu không có đủ vitamin A, bạn có thể bị khô mắt, khô da; không có đủ vitamin C, bạn có thể bị chậm lành vết thương và dễ bị bầm tím. Tất cả 4 vitamin này cần chất béo để được hấp thụ và sử dụng bởi cơ thể của bạn. Đây là lý do tại sao bạn nên bỏ qua những món salad không chứa chất béo, bởi bạn sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng từ các loại rau có lá xanh.

Bạn liên tục cảm thấy lạnh

Hải cẩu có thêm một lớp mỡ dày bởi khí hậu đại dương rất lạnh. Bạn cũng cần có một lớp mỡ mỏng nằm dưới da để điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể, theo SFGate.com. Nếu bạn luôn cảm thấy lạnh và bạn dường như thiếu một lớp mỡ để giữ nhiệt thì đây có thể chính là thời gian để đẩy mạnh tiêu thụ các loại bơ, các loại hạt và các loại thức ăn giàu chất béo khác.
Bình luận
Tin mới
  • 07/06/2023

    Những nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh lao phổi không thể bỏ qua

    Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.

  • 07/06/2023

    Vi chất dinh dưỡng - Bổ sung thế nào là an toàn?

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • 07/06/2023

    Protein niệu

    Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.

  • 06/06/2023

    Chuyên gia huyết học tư vấn cách nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng

    Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.

  • 06/06/2023

    Tokophobia – hội chứng tâm lý sợ sinh con

    Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.

  • 06/06/2023

    Tầm soát đột quỵ - giải pháp ngăn ngừa tai biến sớm

    Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

  • 06/06/2023

    4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà

    Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.

  • 06/06/2023

    Tình trạng run người có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề gì?

    Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.

Xem thêm