Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giúp bạn hết khô da

Da khô là bệnh lý hay gặp ở một số người. Càng có tuổi, da dần lão hóa và càng dẫn đến tình trạng da khô.

Ở một số người, tình trạng khô da này trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng có các thực phẩm giúp bạn có làn da tươi mát.

Cung cấp nước

Nước là thức uống quan trọng nhất cho một làn da khô. Cần cung cấp 1,5 lít - 2 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể làm da mềm mại, duy trì độ ẩm cần thiết, không khô ráp và giúp cơ thể thải độc tố, từ đó hạn chế sự hình thành mụn.

Nếu tình trạng khô da trầm trọng thì sau khi làm sạch và làm mềm da, có thể sử dụng một số loại tinh chất chiết xuất từ thảo dược với các thành phần dưỡng ẩm, chống lão hoá để nhanh chóng phục hồi những vùng da bị tổn thương.

Bổ sung các vitamin hữu ích cho da khô

Vitamin A: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A thì bề mặt da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc, đóng vảy. Vitamin A có đặc điểm là tan trong dầu, mỡ (chất béo), vì vậy cần bổ sung các chất béo lành mạnh (chất béo không bão hoà) để giúp hấp thu vitamin A một cách tốt nhất.

Vitamin B: Giúp da căng mịn, chống lão hoá. Thiếu hụt vitamin B có thể gây ra khô sạm da.

Vitamin C: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giữ nước làm ẩm từ sâu bên trong cho da, làm lành vết nứt của da.

Vitamin E: Giúp bảo vệ da khỏi những tấn công của gốc tự do và giúp tái tạo lớp da bề mặt mềm mịn, chống khô ráp.

Những thực phẩm giúp duy trì độ ẩm

Mè đen (vừng): Mè đen cung cấp nhiều acid amin, acid omega-3, acid omega-6, nhiều yếu tố vi lượng như calcium, magnesium, potassium, phosphor giúp da tươi nhuận, sáng hồng. Có thể dùng: 200g mè đen, 250g nha đam, 20ml nước cốt nho. Trộn đều, uống 2 ngày/ lần.

Đậu phộng (lạc): Lạc chứa nhiều dầu thực vật, ngoài ra lạc còn giàu vitamin B2 thúc đẩy tiêu hoá khiến bạn có cảm giác ngon miệng hơn. Vì vậy, ngoài việc cung cấp độ ẩm cho da, lạc còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Hạt điều: Hạt điều là nguồn cung cấp protein rất tốt, còn giàu vitamin E giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin E giúp da giữ ẩm và trở nên mịn màng hơn.

Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin E có chức năng chống ôxy hóa tự nhiên và bảo vệ độ đàn hồi của da. Tuy rất tốt nhưng không nên sử dụng quá nhiều vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Cà chua: Trong cà chua có hầu hết các loại dưỡng chất mà cơ thể cần, có tác dụng chống lão hoá, giảm mệt mỏi, giúp trẻ hóa làn da.

Cần tây: Cần tây là loại rau giàu vitamin C, kẽm, kali. Ăn cần tây giúp cơ thể dễ dàng hấp thu calcium, lợi tiểu, giúp loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể khiến da trở nên mịn màng hơn.

Cà rốt: Nếu khẩu phần hằng ngày thiếu vitamin A, da sẽ bị khô và nứt nẻ. Cà rốt giàu vitamin A, không chỉ tốt cho mắt, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá mà còn là yếu tố cần thiết trong quá trình phục hồi các tế bào da.

Gan bò, heo: Chứa nhiều vitamin, khoáng tố, đặc biệt là vitamin A tốt cho làn da và vitamin B12 giúp tái tạo hồng cầu, từ đó gia tăng lưu lượng máu đến nhiều cơ quan trong đó có da, làm cho da mịn màng hơn.

Đầu cá biển: Chứa nhiều acid béo omega-3, omega-6, giữ ẩm tốt cho làn da.

BS. Ngô Văn Tuấn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm