Sáng 20/5, Tiến sĩ Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đưa ra danh sách 10 bệnh dễ bùng phát thành dịch trong mùa hè năm nay.
Bệnh sốt xuất huyết: Tập trung tại miền Nam và miền Trung. Bệnh đang vào mùa cao điểm.
Tay chân miệng: Trong 19 tuần năm 2016, nước ta đã ghi nhận 12.605 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái (16.126 ca mắc, 3 ca tử vong).
Bệnh cúm: Trong 4 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 286.761 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong, giảm 11,4% so với cùng kỳ 2015 (323.521 ca mắc, 1 ca tử vong).
Bệnh tiêu chảy: Từ đầu năm ghi nhận 12.417 ca bệnh, giảm 13,7% so với năm ngoái (18.360 ca mắc).
Bệnh thủy đậu: Ghi nhận 12.417 trường hợp mắc.
Bệnh viêm não virus: 4 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 152 trường hợp mắc, 2 ca tử vong. Số ca tử vong năm 2015 là 8.
Bệnh Adenovirus: Đã ghi nhận 5.905 trường hợp mắc.
Đau mắt đỏ: Bệnh dễ lây, thành dịch.
Bệnh Rubella: Ghi nhận 129 trường hợp mắc.
Bệnh lỵ trực tràng: 4 tháng đầu năm đã ghi nhận 7.901 trường hợp mắc.
Bệnh lỵ amip: Đã ghi nhận 4.120 trường hợp mắc.
Riêng bệnh do virus Zika từng ghi nhận tại nước ta hồi đầu tháng 4, Cục Y tế dự phòng cho hay, mặc dù dịch bệnh đã được khống chế, trong thời gian tới có thể tiếp tục có trường hợp mới mắc bệnh. Đặc biệt, hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng, nên khó phát hiện sớm để xử lý triệt để ổ dịch.
Bệnh cũng chưa có miễn dịch trong cộng đồng, vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, người dân cần phải chủ động trong việc phòng chống bệnh.
Nguyên nhân của khả năng bùng phát nhiều dịch bệnh vào mùa hè là điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều. Muỗi và véc tơ truyền bệnh phát sinh, và phát triển nguy cơ gia tăng bệnh do vec tơ truyền.
Việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm nhập mặn, khô hạn, thiếu nước sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa. Mùa hè cũng là thời điểm các điểm vui chơi, du lịch tập trung đông người, có sự giao lưu mạnh mẽ giữa các quốc gia, các vùng trong cả nước.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cách phòng chống bệnh mùa hè
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không nên bật quạt mạnh thổi gió trực tiếp vào người.
- Ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm, uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây để đảm bảo đủ vitamin, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày với nước muối.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Thu gom chất thải của trẻ, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, hốc nước, bẹ lá…
- Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, không chờ đợi vắc xin dịch vụ.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Dị ứng thời tiết khi vào thu là vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các nguyên nhân chính, triệu chứng điển hình và đề xuất biện pháp phòng tránh dị ứng thời tiết khi vào mùa thu.
Không đến các sơ sở y tế, không được bác sĩ kê đơn, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà . Việc làm này khiến bệnh tình của trẻ không được cải thiện mà còn kéo theo một số biến chứng nguy hiểm
Do đặc thù công việc, nhiều người buộc phải luân phiên làm ca đêm. Tuy nhiên, làm việc vào ban đêm dẫn đến sự mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch
Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết
Nhiều chị em lo ngại về quầng thâm và bọng mắt ở vùng da dưới mắt, tuy nhiên, mi mắt mới là vùng da có nguy cơ lão hóa đầu tiên trên gương mặt.
Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngày Sức khỏe Tâm thần – 10/10 hàng năm là một dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong xã hội hiện đại khi những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng, việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là tránh xa bệnh tật mà còn là xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc.
Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.