Thật khó khăn để rời chiếc giường ấm cúng vào buổi sáng, và một ngày mùa đông lạnh và u ám sẽ làm tan biến ý định tập luyện vào buổi chiều tối. Thật dễ hiểu khi kế hoạch luyện tập bị gác lại sang một bên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lấy lại động lực luyện tập bằng cách tham khảo 7 thói quen dưới đây.
Nếu bạn dự định tập thể dục vào buổi sáng (hoặc nhìn chung muốn trở thành người có thói quen dậy sớm), hãy chỉ cài đặt một mốc báo thức thay vì nhiều mốc, và tập thói quen tỉnh dậy ngay tức khắc. Đặt điện thoại hoặc đồng hồ báo thức để xa trong phòng, vì vậy bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra khỏi giường để tắt báo thức. Buổi sáng đầu tiên có thể khó khăn, nhưng qua thời gian, bạn sẽ đi vào quỹ đạo, thành lập thói quen tỉnh dậy dễ dàng – sau đó chỉ việc rửa mặt, đánh răng, thay quần áo và sẵn sàng lên đường.
2. Thiết lập thời gian biểu cố định
Hãy lên lịch tập thể dục đều đặn và cài đặt chế độ nhắc qua thiết bị điện tử chẳng hạn điện thoại. Bạn có thể sử dụng loại lịch ghi chú theo kiểu truyền thống, đánh dấu từng ngày bạn tập thể dục bằng một dấu tích. Xem lại những gì bạn vừa hoàn thành sẽ giúp bạn thêm động lực để duy trì thói quen. Nếu bạn đang lên kế hoạch tập thể dục cùng bạn bè, bạn sẽ ít có nguy cơ trì hoãn hơn.
3. Đừng ngại thử thay đổi thói quen
Một khi thói quen luyện tập của bạn trở nên nhàm chán, hãy thử những điều mới. Những thay đổi trong chuỗi bài tập thể dục không chỉ giúp bạn hứng khởi hơn mà còn giúp bạn tiến bộ và cải thiện sức khỏe.
4. Ăn uống lành mạnh
Nếu bạn rơi vào chế độ “ngủ đông” vào mùa lạnh, bạn dễ có nguy cơ ăn nhiều hơn. Ăn nhiều hơn khiến cho việc tập thể dục trở nên khó khăn hơn. Hãy chuẩn bị những bữa ăn cân đối và lành mạnh giúp bạn có năng lượng và sức bền trong phòng tập. Tủ lạnh có nhiều hoa quả và rau có thể giúp bạn ăn uống lành mạnh, thúc đẩy tinh thần tập thể dục mỗi ngày.
Có thể bạn đam mê bơi lội, nhưng gặp bất tiện khi tiếp tục thói quen tập luyện với bộ môn này vào mùa đông. Hãy lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thời tiết. Mùa lạnh cũng là thời gian tuyệt vời để chuẩn bị cho việc tập luyện vào xuân hè. Hãy luyện khả năng cân bằng và sự nhanh nhẹn để khi mùa ấm đến, bạn sẽ sẵn sàng cho bộ môn ưa thích của mình.
6. Đăng kí một cuộc thi
Dù đó là một chặng đua, một cuộc thi hay hội thảo, hãy tìm kiếm những sự kiện thể thao sắp tới mà bắt buộc bạn phải chuyển động. Lý tưởng là, bạn nên chọn sự kiện vào tháng Ba, vì vậy bạn sẽ phải tập luyện đều đặn trước đó vào mùa đông. Nếu bạn đã trả tiền đăng kí cho một sự kiện nào đó, bạn sẽ có khả năng duy trì lịch tập luyện hơn.
7. Tìm hiểu lý do tại sao
Hãy xác định những động lực nào thôi thúc bạn tập luyện. Những điều đó có liên quan đến sức khỏe không? Bạn có muốn làm gương cho bọn trẻ không? Bạn có đang mong muốn sự kiến nối giữa những người có tâm hồn đồng điệu? Có thể cần bỏ công sức một chút, nhưng những gì mà luyện tập mang lại thật tuyệt vời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 cách chống lại lối sống kém hoạt động
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé