Thịt bò thường bị coi là có những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn đến sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thịt bò lại là nguồn dinh dưỡng quan trọng và được khuyến nghị nên bổ sung vào chế độ ăn. Quan trọng là phải hiểu rõ lợi ích, nguy cơ và cách tiêu thụ thịt bò một cách hợp lý.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt bò có hàm lượng protein cao, nguồn sắt và kẽm phong phú, đồng thời cung cấp các vitamin B thiết yếu hỗ trợ tăng trưởng cơ bắp, chức năng miễn dịch và mức năng lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chú ý đến khẩu phần ăn, chế biến đúng cách và chọn những miếng thịt bò nạc để giảm thiểu lượng chất béo bão hòa.
Thịt bò là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
Trong 100g thịt nạc bò chứa:
Thịt bò cũng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như selenium, niacin, vitamin B6, phốt pho… là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể.
Thịt bò chứa lượng chất béo khác nhau (mỡ bò), ngoài việc tăng thêm hương vị, chất béo còn làm tăng hàm lượng calo trong thịt một cách đáng kể.
Một số hợp chất nổi bật nhất trong thịt bò như creatine đóng vai trò là nguồn năng lượng cho cơ bắp; Taurine là một acid amin chống oxy hóa quan trọng đối với chức năng của tim và cơ; Glutathione - chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm nguyên chất; Acid linoleic liên hợp (CLA) là chất béo chuyển hóa của động vật nhai lại có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau khi được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh…
Thịt bò là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác nhau. Như vậy, nó có thể là một thành phần tuyệt vời của chế độ ăn uống lành mạnh nếu ăn điều độ và đúng khẩu phần.
Người hoạt động thể chất nhiều (vận động viên, người tập gym)
Protein là nền tảng của cơ bắp, thịt bò chứa protein hoàn chỉnh, cung cấp tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Các acid amin này rất quan trọng cho việc xây dựng, duy trì và phục hồi các mô cơ bị tổn thương sau quá trình tập luyện cường độ cao.
Protein trong thịt bò có cấu trúc tương đồng với protein trong cơ bắp người, do đó cơ thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng. Hợp chất creatine trong thịt bò cũng hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong các hoạt động cường độ cao. Do đó, thịt bò giúp xây dựng cơ bắp, phục hồi sức khỏe và nâng cao hiệu suất tập luyện. Tuy nhiên, cần sử dụng thịt bò một cách hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để đạt được kết quả tốt nhất.
Người bị thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu. Các triệu chứng chính là mệt mỏi và suy nhược. Thịt bò là nguồn giàu chất sắt - chủ yếu ở dạng sắt heme. Chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sắt heme thường rất thấp trong chế độ ăn chay và đặc biệt là thuần chay.
Cơ thể hấp thụ sắt heme hiệu quả hơn nhiều so với sắt không phải heme - loại sắt có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Thịt bò chứa sắt heme, một dạng sắt dễ hấp thụ hơn sắt non-heme trong thực vật, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển
Thịt bò là một thực phẩm tốt của chế độ ăn uống lành mạnh nếu ăn điều độ và đúng khẩu phần.
Trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cơ thể cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng để xây dựng và duy trì các mô, cơ quan. Thịt bò là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt có lợi cho sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ em và thanh thiếu niên. Protein là thành phần cấu tạo chính của cơ bắp, xương, da và các cơ quan khác. Protein cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ.
Các vitamin B3 (niacin), B6, B12 và các khoáng chất như sắt, kẽm , choline, selen và phốt pho… chất khác giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển trí não, tăng cường nhận thức của trẻ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn uống. Thịt bò là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này khi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao, đặc biệt là sắt và protein cần thiết trong giai đoạn này để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và đảm bảo chất lượng sữa mẹ.
Thịt bò có thể là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhưng cần lựa chọn phần thịt nạc, chế biến kỹ và ăn với lượng vừa phải, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp.
Người sau phẫu thuật hoặc bị bệnh nặng
Thịt bò có thể là một nguồn dinh dưỡng tốt cho người sau phẫu thuật hoặc bị bệnh nặng. Protein trong thịt bò giúp phục hồi các mô và tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, cần được sử dụng một cách thận trọng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Quan trọng nhất là phải đảm bảo khả năng tiêu hóa và tình trạng sức khỏe cho phép. Không nên tự ý bổ sung thịt bò vào chế độ ăn uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Người muốn duy trì cân nặng
Thịt bò, đặc biệt là thịt bò nạc, là một phần của chế độ ăn uống giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Mặc dù có nhiều thông tin trái chiều về thịt đỏ nhưng nếu được tiêu thụ đúng cách, nó có thể mang lại lợi ích cho việc kiểm soát cân nặng.
Thịt bò nạc tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Ưu tiên các phần thịt nạc như thăn bò, bắp bò. Tránh các phần thịt có nhiều mỡ như sườn bò, ba chỉ bò. Nên chế biến thịt bò bằng các phương pháp như luộc, hấp, ăn thịt bò với lượng vừa phải, khoảng 85 - 115 g thịt đã nấu chín mỗi lần, 2 - 3 lần mỗi tuần kết hợp ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein khác.
Đọc thêm tại bài viết sau: Thịt bò giàu dinh dưỡng nhưng nhiều tác hại khi dùng không đúng cách
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...
Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.
Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.