6 liệu pháp đặc biệt dành cho chứng dị ứng theo mùa của bạn
Mặc dù thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi là những cách để giảm triệu chứng, nhưng chúng không thể điều trị tận gốc nguyên nhân bệnh. Trong đó, thuốc kháng histamine là thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị triệu chứng dị ứng, nhưng lại có những tác dụng phụ như chóng mặt, khô mũi và giảm cảm giác ngon miệng, có thể gây buồn ngủ làm ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của bạn.
Dưới đây là một số liệu pháp điều trị thay thế dị ứng có thể làm giảm triệu chứng mà không phải nghĩ đến thuốc kháng histamine
Liệu pháp kích thích miễn dịch dưới lưỡi
Liệu pháp miễn dịch này sử dụng một lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới dạng viên đặt dưới lưỡi bệnh nhân để “luyện tập dần dần cho hệ miễn dịch để chịu đựng được sự dị ứng phấn hoa. Sau 3 năm điều trị, dị ứng phấn hoa có thể được chữa ở đa số bệnh nhân”, theo bác sỹ Deborah Gentile nhà dị ứng học thuộc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe Allegheny ở Pittsburgh.
Một nghiên cứu năm 2013 công bố trên tờ Journal of the American Medical Association cho rằng liệu pháp dưới lưỡi đã giảm được hen suyễn và các triệu chứng của dị ứng theo mùa ở bệnh nhân được 40%. Trong nghiên cứu, những người tham gia, bao gồm cả người trưởng thành và trẻ nhỏ đều đã ghi nhận được những sự cải thiện đáng kể trong triệu chứng và không cần dùng nhiều thuốc dị ứng nữa. Tuy nhiên cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xách định liều lượng như thế nào là hiệu quả và an toàn.
Châm cứu
Trên trang web của Học viện châm cứu y học Mỹ, châm cứu được chú ý như là một liệu pháp bổ sung đặc biệt cho liệu trình chăm sóc cho viêm xoang dị ứng ở mức độ trung bình, giúp giảm thiểu tối đa hoặc thậm chí cắt hoàn toàn lượng thuốc, giúp bệnh nhân không còn phải tiếp tục chịu đựng những đợt bệnh dị ứng tái phát.
Tập thể dục
Tập thể dục không phải là phương pháp chữa trị trực tiếp cho chứng dị ứng theo mùa, nhưng hoạt động thể chất đặc biệt là chạy có thể giúp làm giảm một số triệu chứng. Nhiều người tin rằng tập thể dục có thể kích thích hệ miễn dịch chống lại dị ứng. Tập luyện trong nhà an toàn hơn vì sự tiếp xúc với tác nhân dị ứng ngoài trời và ô nhiễm không khí được giảm thiểu.
Một nghiên cứu công bố năm 2013 trên tờ tạp chí về dị ứng và miễn dịch của Châu Á Thái Bình Dương cho rằng: sau khi chạy tầm 30 phút, các biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, tắc mũi đều giảm đến hơn 70%. Những nhà nghiên cứu tin rằng các bài tập tốt cho tim mạch cũng giúp “xoa dịu” những protein dị ứng trong đường mũi họng.
Liệu pháp thảo dược và thực phẩm chức năng
Các nhà nghiên cứu đang chú ý đến những ảnh hưởng của liệu pháp thảo dược và thực phẩm chức năng tới dị ứng. Một nghiên cứu công bố năm 2002 trên British Medical Journal cho thấy một viên butterbur – một loại cây cùng họ với hoa hướng dương - uống 4 lần một này tương đương 32mg có thể làm giảm triệu chứng của bệnh sốt mùa hè, có tác dụng giống thuốc cetirizine một thành phần quan trọng trọng Zyrtec mà không gây cảm giác buồn ngủ.
Tương tự thế, bổ sung dầu cá có thể làm giảm triệu chứng của những người hen suyễn dị ứng với phấn hoa. Môt nghiên cứu công bố trên tờ American Review of Respiratory Diseases cho rằng acid béo omega 3 tìm thấy trong dầu cá là một tác nhân chống dị ứng tiềm năng, tác dụng làm giảm lượng leukotriene, một chất hóa học kích thích phản ứng dị ứng. Chất EPA và DHA trong cá và dầu cá được coi là một lựa chọn tốt nhất cho những bệnh dị ứng.
Ăn chocolate
Một nghiên cứu được công bố năm 2013 trong tờ Frontiers of Pharmacology cho rằng polyphenol có trong cacao là một chất chống oxy hóa và một chất chống dị ứng tiềm năng. Ăn chocolate ở mức đô vừa phải, loại có ít nhất 70% cacao, có thể giúp dập tắt phản ứng dị ứng.
Kiểm soát stress
Cách bạn ứng phó với stress có thể ảnh hưởng lớn tới những phản ứng dị ứng của cơ thể. Stress làm giảm tác dụng của hệ miễn dịch và khiến cho cơ thể dễ bị tấn công bởi tác nhân gây dị ứng, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập hơn vào cơ thể những lúc bạn đi ra ngoài. Thuốc hay những biện pháp chống dị ứng có thể làm giảm mức độ của triệu chứng, nhưng sẽ bị hạn chế hoặc mất tác dụng khi cơ thể đang ở trạng thái stress
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy phản ứng dị ứng có thể tăng do tâm trạng hoặc những tác nhân tâm lý gây stress. Một nghiên cứu công bố trên tờ tạp chí Psychosomatic Medicine cho thấy mối tương quan giữa khủng hoảng tâm lý, suy nhược tinh thần, tâm thần phân liệt và mất ý thức và phản ứng da trong dị ứng. Nghiên cứu này đã chứng minh sự ảnh hưởng của tinh thần tới hệ miễn dịch của cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các thuốc chống dị ứng đến từ thiên nhiên
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.