Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh
Kết nối ấy chính là mối liên kết mạnh mẽ khó có thể diễn tả được giữa bố mẹ và em bé. Chính sự liên kết sâu đậm này khiến cha mẹ muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc để em bé cảm nhận được yêu thương; làm khơi dậy cảm giác muốn bảo vệ, che chở cho bé. Tình yêu thương làm cha mẹ sẵn sàng thức dậy lúc nửa đêm để cho trẻ ăn, lo lắng vì bất cứ điều nhỏ nhặt hơi khác thường của bé, ân cần, chu đáo dỗ dành khi trẻ khóc.
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu rất nhiều về những kết nối vô hình này. Họ biết rằng có sợi dây kết nối mạnh mẽ giữa cha mẹ và trẻ nhỏ mang đến hình mẫu đầu tiên của trẻ về tình thân và nuôi dưỡng một cảm giác an toàn cũng như lòng tự trọng. Sự đáp ứng của bố mẹ đến những biểu hiện của trẻ sơ sinh có thể tác động sớm và trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển cảm xúc cũng như nhận thức của trẻ.
Tại sao sự kết nối lại quan trọng?
Sự kết nối là yếu tố cần thiết cho mọi đứa trẻ. Các nghiên cứu về khỉ mới sinh bắt chước những hình nộm mẹ khỉ, thậm chí các hình nộm này được làm từ chất liệu mềm và được thiết kế để có các hoạt động để khỉ con bắt chước. Các khỉ con hòa nhập tốt hơn khi có những người mẹ khỉ thật để tương tác với chúng. Khỉ con bắt chước với hình nộm mẹ cũng có vẻ chịu đựng nỗi thất vọng hơn và kém hòa nhập hơn.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, thiếu hụt sự kết nối với cha mẹ ở một đứa trẻ sơ sinh và rất nhỏ có thể gây ra những vấn đề tương tự. Hầu hết các trẻ sơ sinh sẵn sàng kết nối với cha mẹ ngay lập tức. Ngược lại, cha mẹ có lẽ có những cảm xúc lẫn lộn và một số cha mẹ cần có thời gian nhiều hơn để quen với việc này. Một số cha mẹ cảm nhận một sự thu hút mạnh mẽ ngay trong giây phút đầu tiên chào đón con yêu hoặc những ngày đầu tiên sau khi đứa trẻ được sinh ra, nhưng một số bố mẹ khác lại có đôi chút ngại ngần.
Sự kết nối là một quá trình, không chỉ diễn ra trong vài phút, và không có giới hạn nào về thời gian để xây dựng sự gắn bó yêu thương giữa trẻ sơ sinh và cha mẹ. Sự kết nối nhiều khi đến một cách đơn giản, tự nhiên khi cha mẹ chăm sóc em bé hàng ngày và thậm chí không biết nó đến khi nào. Bỗng nhiên một ngày, bạn sẽ thấy tràn đầy yêu thương khi nhìn nụ cười hay cái nhăn mặt mếu máo của con. Bạn có thể đột nhiên cảm thấy yêu thương con vô bờ bến, trong khi bé yêu của bạn đã cảm nhận về bạn ngay từ những giây phút đầu tiên của bé.
Các cách để gắn bó với trẻ
Khi lần đầu tiên làm cha mẹ, bạn thường mất một khoảng thời gian để hiểu đứa con mới sinh. Nhưng bạn hãy yên tâm, bản năng làm cha mẹ sẽ mách bảo bạn biết làm gì. Hãy tìm hiểu thêm về những cách để bạn có thể gắn kết với bé yêu:
Hãy sớm bắt đầu tạo những kết nối với trẻ sơ sinh: kết nối với các bé chắc chắn là một trong những khía cạnh thú vị nhất trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh, vì vậy bạn hãy bắt đầu việc này ngay từ lúc đón bé chào đời. Bạn có thể bắt đầu bằng cách bế ẵm em bé và đu đưa hoặc vuốt ve dịu dàng cho bé. Nếu bạn và vợ/chồng cả hai đều ôm ấp và vuốt ve bé một cách thường xuyên, đứa con bé nhỏ sẽ sớm cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ từ những vuốt ve này.
Ôm ấp, vuốt ve, chạm vào làn da của bé như một tiếp xúc da kề da sẽ giúp bé cảm nhận đầy đủ yêu thương bạn mang đến. Đồng thời làn da mềm mại, ấm áp của bé cũng sẽ làm bạn cảm động và nhanh chóng yêu thương bé hơn.
Các em bé rất thích và cần được mát-xa, vuốt ve và điều đó giúp bé lớn lên. Thêm nữa, việc vuốt ve, mát - xa nhẹ nhàng sẽ giúp bé phát triển về cảm xúc và thể chất ngay từ rất sớm. Tuy nhiên vì các bé rất nhỏ, nên hãy nhẹ nhàng nhất có thể, và với các bé sinh non hoặc những bé có vấn đề về sức khỏe thì lại càng cần nhẹ nhàng hơn nữa. Nhưng bạn nên lưu ý, hãy tự học được cách xoa bóp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước khi bạn bắt đầu, có thể thông qua sách, video và website hoặc tham gia các lớp hướng dẫn của bệnh viện hoặc các câu lạc bộ cho bà mẹ mang thai, nuôi con nhỏ.
Cho con bú mẹ hay bú bình đều là những cách tự nhiên để tạo sự gắn bó, gần gũi. Các trẻ sơ sinh phản ứng gần như ngay lập tức với việc được cho bú, và sẽ lưu giữ mùi hương và sự tiếp xúc của người mẹ khi cho bé bú hay người cho bé bú bình. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bé bú sớm nhất có thể sau khi sinh giúp bé hưởng được nguồn sữa non quý giá cũng như cảm nhận được tiếp xúc với mẹ từ rất sớm.
Tiếp xúc bằng mắt với trẻ càng sớm càng tốt: Hãy nhìn vào mắt trẻ, để cho trẻ nhìn thấy khuôn mặt bạn yêu thương của bạn ở cự ly gần vì lúc này bé chưa thể nhìn xa được. Đây là một giao tiếp đầy ý nghĩa và bé sẽ sớm ghi nhớ khuôn mặt bạn, sự trìu mến, thân thương của bạn.
Thêm nữa, ngay từ 1 vài tuần tuổi, bé đã có thể theo dõi các vật chuyển động bằng mắt. Do vậy hãy di chuyển cánh tay, khuôn mặt bạn hoặc một vài đồ chơi có tiếng động và di chuyển thật từ từ, bé sẽ dõi mắt theo và cảm nhận được sự gần gũi, thân thuộc.
Các bố mẹ nhận con nuôi có lẽ sẽ lo lắng hơn về sự gắn kết với em bé. Mặc dù nó có thể diễn ra chậm hơn, nhưng khi được yêu thương chăm sóc, những em bé và cha mẹ nuôi cũng sẽ hình thành mối gắn kết yêu thương.
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Tất nhiên là sẽ dễ dàng hơn để liên kết với em bé nếu mọi người xung quanh đều ủng hộ và giúp bạn phát triển sự tự tin trong khả năng nuôi con. Đó là một lí do mà các chuyên gia khuyên em bé nên ở cùng bạn ở bệnh viện ngay sau khi sinh. Mới đầu việc chăm sóc một đứa trẻ có thể khiến bạn sẽ bị choáng ngợp và quá tải, nhưng bạn sẽ sớm quen và bắt đầu trở nên tự tin hơn về khả năng của mình như một ông bố, bà mẹ thực sự. Và sự hỗ trợ từ ông bà, anh chị em hay nhân viên y tế có thể giúp bạn tạo nên sự kết nối với em bé dễ dàng hơn.
Khi về nhà, chăm sóc cho một em bé mới sinh có thể chiếm gần hết sự chú ý và năng lượng của bạn – đặc biệt là với người mẹ cho con bú. Sự kết nối sẽ dễ hơn nhiều nếu bạn không kiệt sức bởi những thứ khác như việc nhà, nấu ăn và giặt giũ. Nó sẽ hữu ích nếu người cha hoặc những người thân khác có thể chia sẻ công việc nhà hằng ngày cũng như động viên, hỗ trợ bạn.
Và hãy đừng ngại khi yêu cầu các thành viên trong gia đình và hỗ trợ trong vài ngày – thậm chí vài tuần – sau khi bạn mang em bé về nhà từ bệnh viện.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng sự kết nối
Sự kết nối có thể bị trì hoãn vì rất nhiều lí do, trong đó có thể kể đến phổ biến như sau:
Sự thay đổi hormone sau khi sinh nở cũng có thể ảnh hưởng đến bà mẹ, do đó có thể làm chậm lại quá trình kết nối, gắn bó giữa 2 mẹ con, đặc biệt là khi bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Sự kết nối có thể bị trì hoãn nếu người mẹ kiệt sức sau một cuộc sinh đẻ kéo dài và khó khăn.
Nếu em bé phải chăm sóc đặc biệt sau khi sinh, hoặc phải nằm trong lồng kính, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để kết nối vớii em bé. Và bạn có thể cần đến sự trợ giúp của nhân viên y tế tại bệnh viện để có cơ hội tiếp xúc với em bé như chạm vào em bé, nói chuyện và cho bé ăn, tất nhiên chỉ khi được sự cho phép của nhân viên y tế.
Bạn nên làm gì khi có vấn đề về kết nối với bé?
Nếu bạn không cảm thấy có mối liên kết giữa ban và bé sau một thời gian cố gắng, bạn hãy đưa em bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt, thảo luận những lo ngại của bạn. Bác sỹ sẽ hỗ trợ bạn nhận ra vấn đề, nguyên nhân có thể do dấu hiệu của trầm cảm sau sinh hay những vấn đề về sức khỏe của cả bạn và em bé, hay chỉ đơn thuần là bạn thấy quá mệt mỏi sau sinh. Sự can thiệp càng sớm cảu các chuyên gia sẽ càng mang lại hiệu quả can thiệp cao hơn.
Bạn cũng có thể tham gia những câu lạc bộ hoặc nhóm, hoặc lớp học của cha mẹ đang nuôi con nhỏ để chia sẻ những cảm xúc, những vấn đề gặp phải của bạn với những người khác để mọi chuyện tốt đẹp hơn.
Cuối cùng, xin hãy nhớ, sự kết nối là một trải nghiệm mang tính cá nhân phức tạp và cần thời gian và thực sự là của riêng bạn và em bé. Không có công thức kì diệu nào cho riêng một ai. Bản năng làm cha mẹ sẽ giúp bạn rất nhiều và bạn hãy tin tưởng vào sự gắn bó giữa bạn và bé. Đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu cách bế em bé để không bị lúng túng
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.