Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 triệu chứng của bệnh ngủ rũ bạn cần biết

Mặc dù chứng ngủ rũ thường bị khó nhận thấy và bị bỏ qua khi chẩn đoán, đó là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng.

5 triệu chứng của bệnh ngủ rũ bạn cần biết

Chứng ngủ rũ không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy, và có thể cần đến 10 năm để được chẩn đoán đúng. Ước tính khoảng một nửa số người bị ngủ rũ không được chẩn đoán. Vì vậy, việc nhận biết bệnh này rất quan trọng. Dưới đây là 5 triệu chứng chính của nó bạn nên lưu ý.

1. Cảm giác muốn ngủ không thể kiểm soát, thường vào thời điểm không phù hợp.
Chứng này gọi là buồn ngủ ban ngày quá mức (excessive daytime sleepiness - EDS). Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi suốt ngày, gặp khó khăn để tỉnh táo và cảnh giác trong suốt cả ngày, dấn đến mất ý thức không tự chủ (buồn ngủ hoặc ngủ). Tất cả bệnh nhân bị ngủ rũ đều có triệu chứng này, nhưng họ miêu tả triệu chứng đó không giống nhau. Một số người miêu tả rằng họ cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu, khó tập trung hoặc trí nhớ kém hay tâm trạng thay đổi thất thường.

2. Suy yếu các cơ thể hiện cảm xúc mạnh, chẳng hạn xấu hổ, cười, ngạc nhiên hay giận dữ.
Chứng này gọi là tê liệt tạm thời (cataplexy), khiến đầu gục xuống, mặt ủ rũ, cằm yếu, hoặc đầu gối khuỵu xuống. Triệu chứng này khi diễn ra cũng ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, khiến bạn ngã xuống. Không phải ai bị ngủ rũ cũng bị tê liệt tạm thời, nhưng tê liệt tạm thời có thể là dấu hiệu của ngủ rũ.  

3. Chất lượng giấc ngủ vào ban đêm kém, hoặc “gián đoạn giấc ngủ”.
Thỉnh thoảng bị tỉnh giấc vào ban đêm không phải là điều bất thường. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ bị gián đoạn của bạn liên quan đến ngủ rũ, điều này có nghĩa bạn dễ ngủ nhưng thường tỉnh dậy vào ban đêm. Gián đoạn giấc ngủ nên là dấu hiệu đáng lo ngại.

Không nên coi thường chứng ngủ rũ

4. Cảm thấy không thể cử động hoặc nói khi buồn ngủ hay khi thức dậy.
Dấu hiệu này gọi là tê liệt khi ngủ. Người bệnh đôi khi không thể thở sâu, đó sẽ là trải nghiệm đáng sợ hay phiền phức.

5. Trải nghiệm trong mơ sống động, thường đáng sợ khi vừa đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy.
Triệu chứng này gọi là - hypnagogic hallucinations - ảo giác xuất hiện lúc bắt đầu ngủ và khi thức giấc. Nó thường được miêu tả là ác mộng hoặc giấc mơ như thật. Bạn có thể nghe thấy âm thanh hoặc từ ngữ khi mới bắt đầu ngủ hay nhìn thấy những thứ không mong muốn. Tê liệt khi ngủ thường xuất hiện cùng với những ảo giác này.

Bạn không cần phải nhận thấy tất cả những triệu chứng trên để được chẩn đoán mắc chứng ngủ rũ. Đồng thời, bị bất kì triệu chứng nào trong số đó không nhất thiết bạn bị ngủ rũ. Việc chẩn đoán bệnh này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.

Xem thêm thông tin về bài viết Phương pháp ngủ an toàn và hiệu quả

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm