Tỏi là một gia vị có thể giúp cơ thể ấm áp hơn vào mùa đông và trị ho. Đối với những người không thích ăn sống món này, hãy thử nướng tỏi. Tỏi nướng làm giảm bớt vị hăng của tỏi sống giúp dễ ăn hơn mà vẫn giữ được nhiều dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng trong những tháng mùa đông lạnh giá.
Có nhiều cách để nướng tỏi:
Nướng nguyên củ: Cắt bỏ phần đầu củ tỏi, rưới một ít dầu ô liu, bọc giấy bạc và nướng ở nhiệt độ 200°C trong khoảng 30 - 40 phút.
Nướng từng tép: Bóc vỏ tỏi, trộn với dầu ô liu và gia vị, nướng trên chảo hoặc trong lò nướng đến khi vàng.
Tỏi nướng không chỉ dễ ăn mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe trong mùa đông.
Tỏi nướng tăng cường khả năng miễn dịch
Tỏi nướng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích. Tỏi nướng chứa chất chống oxy hóa và các chất như allicin, hoạt động cùng nhau để tăng cường khả năng miễn dịch. Allicin - một hợp chất lưu huỳnh mạnh, có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong tỏi nướng sẽ vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại, giảm căng thẳng oxy hóa và củng cố khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Bằng cách bổ sung tỏi nướng vào chế độ ăn uống có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm khả năng mắc các bệnh điển hình như bệnh hô hấp vào mùa đông.
Giàu đặc tính chống viêm
Các hóa chất được tìm thấy trong tỏi nướng, đặc biệt là allicin và các hợp chất chứa lưu huỳnh khác, có đặc tính chống viêm mạnh. Một trong những lợi ích lớn nhất của tỏi nướng là nó có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp, bệnh viêm ruột và hen suyễn bằng cách giải quyết tình trạng viêm tận gốc.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Ăn tỏi nướng cũng rất tốt cho tim. Theo Tạp chí Nutrients (Dinh dưỡng), tỏi thúc đẩy sức khỏe tim mạch, tiêu thụ thường xuyên tỏi nướng có thể góp phần giúp trái tim khỏe mạnh hơn bằng cách giúp giảm huyết áp và mức cholesterol. Các hợp chất có trong nó, chẳng hạn như allicin, đã được chứng minh là có tác dụng thư giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ đông máu.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất là tỏi nướng có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nó cũng có thể giúp hạ huyết áp.
Cải thiện tiêu hóa
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn và giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi là một số lợi ích lớn nhất của tỏi nướng - theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Science Biotechnology (Công nghệ sinh học Khoa học Thực phẩm). Các hợp chất có trong thành phần này kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa, tăng cường phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó có đặc tính nhuận tràng nhẹ có thể giúp điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Giàu chất chống oxy hóa
Tỏi chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa, khiến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính là một trong những lợi ích mà tỏi nướng mang lại. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Science Biotechnology (Công nghệ sinh học khoa học thực phẩm) cho biết, tỏi nướng có chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và E, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại (làm hỏng tế bào và dẫn đến lão hóa). Tỏi nướng giúp giảm căng thẳng oxy hóa này và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư và rối loạn thần kinh.
Ăn tỏi nướng hay tỏi sống đều có tác dụng phụ, do đó cần lưu ý trước khi ăn.
Ăn tỏi nướng với lượng vừa phải (khoảng 2 - 3 tép mỗi ngày) là đủ để nhận được lợi ích sức khỏe. Ăn quá nhiều dù là tỏi sống hay tỏi nướng đều có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, khó tiêu, hoặc mùi cơ thể và hôi miệng. Có thể ăn tỏi nướng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất là ăn trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Không nên ăn tỏi nướng khi đói vì khi đói có thể gây kích ứng dạ dày. Một số người có thể bị dị ứng với tỏi, gặp các triệu chứng như nổi mẩn da, ngứa và khó thở. Những người nên hạn chế ăn tỏi nướng như viêm loét dạ dày, tá tràng, bị huyết áp thấp, đang dùng thuốc chống đông máu. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tỏi nướng chỉ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Nên kết hợp với việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt nhất. Mặc dù tỏi nướng có rất nhiều lợi ích nhưng nếu mắc bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào, điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi.
Đọc thêm tại bài viết sau: Ăn tỏi sống: Lợi ích không ngờ và những điều cần cẩn trọng
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Gần 600 loại sữa giả đã nhắm đến nhóm người tiêu dùng nhạy cảm: người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng sức khỏe sau khi sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài.
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi đốt. Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Việt Nam.
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.