Bạn biết rằng tập thể dục giúp bạn cải thiện vóc dáng và tinh thần. Nhưng liệu việc mở rộng tập luyện cho khuôn mặt của bạn có mang lại tác dụng tương tự không? Câu trả lời là có thể. Đó là ý tưởng đằng sau các bài tập yoga mặt, một xu hướng đang phát triển với những tuyên bố mang lại hiệu quả nâng cơ da mà bạn không cần phẫu thuật, can thiệp dao kéo hay thậm chí là các sản phẩm chăm sóc da đắt tiền. Một số người đã chuyển sang tập yoga mặt như một phương pháp tự làm để có làn da trẻ trung hơn.
Yoga mặt là gì?
Điều đầu tiên bạn cần biết là các bài tập yoga mặt không liên quan đến tư thế tập yoga phổ biến và cơ bản như tư thế thư giãn Savasana thông thường khi tập yoga. Đây chỉ là cụm từ để chỉ các bài tập trên khuôn mặt giúp di chuyển các cơ trên khuôn mặt của bạn vào những vị trí nhất định - giống như yoga cho cơ thể bạn với kì vọng là việc thực hiện các bài tập yoga cho mặt này sẽ giúp khuôn mặt của bạn trông săn chắc và trẻ trung, nâng đỡ những vùng bị chảy xệ.
Mục đích của các bài tập yoga cho mặt là để bạn dành thời gian tự chăm sóc bản thân giúp cải thiện lưu thông máu để có làn da sáng khỏe và giảm căng thẳng trên khuôn mặt. Hầu hết mọi người đều tỏ ra căng thẳng trên khuôn mặt, dù là do nét mặt hay do dành quá nhiều thời gian trước màn hình. Tất cả những hoạt động hàng ngày này tạo ra các khuôn mẫu trong cách chúng ta sử dụng khuôn mặt và các cơ cụ thể. Đây là lý do tại sao mà các chuyên gia về chăm sóc làn da muốn bạn tập trung vào việc giải phóng và làm mềm mại khuôn mặt của mình để loại bỏ những sự cau có căng thẳng trên khuôn mặt.
Đọc thêm bài viết: Những điều cần biết về thiếu máu thiếu sắt và lão hóa
Lợi ích của Yoga cho mặt
Yoga cho mặt được cho là mang lại những hiệu quả như:
Một số bác sĩ da liễu cho rằng những tuyên bố này có phần đúng. Mục tiêu của yoga cho mặt là tăng lượng máu và oxy cung cấp cho làn da, giúp cải thiện tuổi thọ của tế bào. Điều này giúp cho làn da sáng và trẻ hóa. Bạn có thể giảm các dấu hiệu lão hóa rõ rệt bằng cách làm săn chắc các cơ thông qua luyện tập các bài tập cụ thể trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có nhiều nghiên cứu về yoga mặt hoặc các bài tập cho mặt. Kết quả hứa hẹn nhất và được trích dẫn thường xuyên nhất đến từ nghiên cứu được công bố trên JAMA Dermatology. Trong nghiên cứu, một nhóm người tham gia từ 40 đến 65 tuổi thực hiện các bài tập cho mặt 30 phút mỗi ngày trong 8 tuần. Sau đó trong 12 tuần tiếp theo, họ tập thể dục ba đến bốn lần mỗi tuần. Sau 20 tuần, những người tham gia nghiên cứu nhận thấy gương mặt cải thiện đầy đặn trông trẻ hơn. Ban đầu các nhà nghiên cứu ước tính độ tuổi của làn da trung bình của những người tham gia là 50,8 tuổi khi bắt đầu nghiên cứu và sau 20 tuần thì độ tuổi của làn da là 48,1 tuổi.
Tuy nhiên, kết quả rất khiêm tốn và nghiên cứu không bao gồm nhóm đối chứng nên vẫn cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Và bạn hãy nhớ rằng các bài tập cho khuôn mặt sẽ không làm thay đổi kết cấu làn da của bạn, mặc dù việc di chuyển và làm căng vùng da bị sẹo bằng cách tập yoga cho mặt có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo.
Đọc thêm bài viết: 5 thực phẩm hỗ trợ để giúp chữa lành vết cháy nắng
Rủi ro tiềm ẩn của Yoga mặt
Dựa vào yoga cho mặt như chế độ chống lão hóa mà bạn đang áp dụng cũng có thể gây tác dụng ngược. Một số chuyên gia cho rằng việc tác động vào khuôn mặt theo những cách này thực sự có thể dẫn đến nhiều nếp nhăn hơn. Nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt ví dụ như vết chân chim, nếp nhăn khi cười và nếp nhăn trên trán là do hoạt động lặp đi lặp lại của cơ mặt như cau mày hoặc mỉm cười. Một số câu hỏi cũng được đặt ra rằng liệu việc thường xuyên kéo mặt và tập luyện các cơ đó có thể tạo ra nếp nhăn hay không.
Bạn có thể liên tưởng đến botox,hoạt động bằng cách “đóng băng” các cơ trên mặt để giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn. Với yoga mặt, bạn đang làm điều ngược lại và nếu thực hiện quá mạnh hoặc không đúng cách thì yoga mặt thực sự có thể đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa. Chưa kể, bàn tay đổ mồ hôi mang theo bụi bẩn, dầu và vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nổi mụn. Trên thực tế, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo không nên chạm vào mặt để giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
5 bài tập Yoga cho mặt nên thử tại nhà
Dưới đây là 5 bài tập được sử dụng trong nghiên cứu JAMA Dermatology. Các chuyên gia khuyên bạn nên luyện tập từ 5 đến 10 phút mỗi ngày để bắt đầu, sau đó tăng dần lên 15 đến 20 phút mỗi ngày như một phần của thói quen chăm sóc da hàng ngày .
1. Động tác The Cheek Lifter- Nâng gò má
Bài tập này được thiết kế để nâng má chảy xệ và giúp phát triển môi trên. Bạn hãy há miệng và tạo thành hình chữ O. Đặt môi trên lên trên răng và mỉm cười để nâng cơ má lên. Đặt nhẹ ngón trỏ lên trên cơ má, ngay dưới mắt. Thả lỏng cơ má để hạ chúng xuống. Sau đó lại mỉm cười một lần nữa và nghĩ đến việc đẩy các cơ lên phía mắt. Lặp lại bằng cách hạ và nâng má 10 lần. Ở lần thứ 10, bạn hãy nâng cơ má lên cao nhất có thể và giữ trong 20 giây. Lặp lại ba lần.
2. Động tác Happy Cheeks Sculpting
Động tác này giúp tạo hình khuôn gò má đẹp hơn, căng cơ má, nâng phần giữa khuôn mặt. Bạn hãy mỉm cười mà không để lộ răng và chu môi như thể đang cố gắng để lộ càng môi nhiều nhất có thể. Cố gắng cười bằng khóe miệng để bạn có cảm giác hơi rát ở khóe miệng. Nhấn ngón trỏ vào khóe miệng và trượt các ngón tay lên xương gò má khi bạn ấn vào cơ. Nâng cơ lên đến xương gò má, về phía khóe mắt. Khi bạn đi chuyển tay đến đỉnh gò má, giữ nguyên trong 20 giây và cảm nhận các cơ ở má đang căng ra. Hãy giữ nụ cười bằng khóe miệng khi bạn làm điều này. Lặp lại động tác này 3 lần.
3. Động tác The Eyebrow Lifter
Động tác này giúp làm mờ các nếp nhăn trên mí mắt, nâng chân mày và làm phẳng các đường dọc giữa hai lông mày. Bạn nhấn 3 đầu ngón tay dưới mỗi lông mày để buộc mắt bạn mở ra. Hãy mỉm cười khi bạn cố gắng hạ lông mày xuống bằng các ngón tay. Giữ. Sau đó nhắm mắt lại và đảo nhãn cầu về phía đỉnh đầu. Giữ trong 20 giây và tiếp tục mỉm cười. Thả ra và lặp lại ba lần.
4. Động tác Jaw and Neck Firmer
Động tác này giúp đường hàm rõ nét và giảm bớt nọng cằm. Bạn cần há miệng và phát ra âm thanh “aah”. Gấp môi dưới và khóe môi vào miệng và giữ chặt khi bạn đưa hàm dưới về phía trước. Sử dụng hàm dưới, từ từ hất lên khi bạn ngậm miệng, kéo cằm lên khoảng 2 - 3cm mỗi lần bạn hất và ngửa đầu về phía sau. Mở và đóng hàm dưới của bạn 10 lần. Ở lần thứ 10, cằm của bạn nên hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 20 giây và suy nghĩ về các góc cạnh của cơ mặt được nâng lên. Lặp lại ba lần.
5. Động tác Temple Developer
Động tác này giúp giảm nhức đầu và căng thẳng ở vùng quanh mắt và trán. Nhấn đầu ngón tay vào thái dương khi bạn khép hàm lại, cắn chặt 2 hàm răng và ngửa cằm lên. Cắn chặt răng và tập trung vào vùng thái dương, nghĩ đến việc cố gắng di chuyển tai về phía sau. Giữ trong 10 giây, sau đó nghiến chặt răng hàm và giữ trong 10 giây. Cơ thái dương của bạn sẽ linh hoạt hơn theo mỗi lần siết chặt. Thư giãn và sau đó lặp lại động tác trên ba lần.
Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.