Nguyên nhân đến từ việc ăn uống
Măng tây có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nước tiểu có mùi lạ. Điều này được xem là vô hại vì nguyên nhân là do sự phân hủy của axit trong măng tây tạo ra các sản phẩm phụ có lưu huỳnh gây mùi lạ trong nước tiểu. Gen của bạn ảnh hưởng đến việc bạn có thể ngửi thấy những sản phẩm phụ lưu huỳnh này hay không. Nhiều người mang một đột biến gen có thể không ngửi thấy mùi lưu huỳnh trong nước tiểu sau khi ăn măng tây. Nước tiểu của bạn cũng có thể có mùi nồng sau khi bạn uống cà phê, ăn cá, hành hoặc tỏi.
Do cơ thể bị mất nước
Uống nước giúp làm loãng nước tiểu của bạn. Mặc dù trong nước tiểu luôn có những chất thải là sản phẩm cuối cùng của các quá trình chuyển hóa như amoniac, nhưng mùi nước tiểu sẽ nồng hơn nếu bạn bị mất nước. Điều đó không có nghĩa là bạn không khỏe mạnh. Nhưng việc cơ thể bị thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Đó là lý do tại sao việc uống nước khi khát lại quan trọng với tất cả chúng ta.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bạn có thể đi vệ sinh nhiều nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu và khi đó bạn có thể ngửi thấy nước tiểu của mình có mùi lạ. Nguyên nhân của điều này là do vi khuẩn có thể tích tụ trong nước tiểu của bạn và khiến nước tiểu có mùi hôi. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, hay sốt. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho bệnh thận mạn tính
Sỏi thận
Sỏi thận làm cho nước tiểu của bạn có mùi vì một số lý do. Sỏi có thể ngăn chặn hoặc làm chậm dòng nước tiểu, dẫn đến sự tích tụ muối và amoniac. Ngoài ra sỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số loại sỏi có thành phần Cystine, một chất có chứa lưu huỳnh. Cystine trong nước tiểu sẽ khiến cho nước tiểu có thể có mùi trứng thối. Bạn hãy đi khám nếu bạn bị sốt, tiểu ra máu hoặc nếu bạn bị đau nhiều. Bạn có thể cần phải đến bệnh viện để điều trị lấy sỏi.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
Nước tiểu hoặc hơi thở của bạn có thể có mùi trái cây nếu bạn không điều trị kiểm soát tình trạng tăng đường huyết. Mùi ngọt này gọi là tình trạng nhiễm toan ceton, hoặc sự tích tụ ceton. Ceton là sản phẩm mà cơ thể bạn tạo ra khi bạn đốt cháy chất béo thay vì glucose để lấy năng lượng. Bạn nên đi khám ngay nếu có các triệu chứng như: nôn, khó thở hoặc ý thức mơ màng vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm toan chuyển hóa trong bệnh đái tháo đường. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng ceton trong nước tiểu của bạn và giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường của mình.
Bệnh siro niệu
Những người sinh ra với tình trạng này không thể phân hủy một số axit amin nhất định. Khi các axit amin này tích tụ, nước tiểu hoặc ráy tai của họ bắt đầu có mùi ngọt. Nếu trẻ mắc bệnh, bạn có thể nhận thấy mùi siro này một hoặc hai ngày sau khi trẻ chào đời. Những người mắc bệnh siro niệu sẽ cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra cách kiểm soát tình trạng bệnh.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến dịch tiết có mùi hôi ở nam và nữ. Bạn có thể nhận thấy mùi khi dịch tiết trộn lẫn với nước tiểu của bạn. Ngoài mùi bất thường thì bạn có thể không có các triệu chứng khác. Một số trường hợp thì bệnh lây truyền qua đường tình dục gây triệu chứng ngứa rát bộ phận sinh dục khi bạn đi tiểu. Nhiễm trùng do vi khuẩn như chlamydia có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh. Bạn sẽ cần một loại thuốc khác để điều trị bệnh do virus.
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng và bệnh thận mạn tính
Cơ thể bị dư thừa vitamin
Cơ thể bạn sẽ loại bỏ các chất dinh dưỡng không cần thiết thông qua việc đi tiểu. Bổ sung vitamin B6 có thể khiến nước tiểu có mùi nồng. Quá nhiều vitamin B1 (thiamine) có thể khiến nước tiểu của bạn có mùi tanh như cá. Vitamin B cũng có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu vàng xanh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng vitamin phù hợp với bạn.
Thuốc
Thuốc Sulfa khiến nước tiểu của bạn có mùi hôi thối có thể kể đến đó là các thuốc kháng sinh sulfonamid. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường niệu và các bệnh nhiễm trùng khác. Thuốc điều trị bệnh tiểu đường và viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Nếu mùi hôi của nước tiểu làm phiền bạn thì hãy đi khám bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân khác gây ra mùi lạ của nước tiểu.
Thai kỳ
Ốm nghén có thể khiến bạn mất nước. Và vitamin dành cho phụ nữ mang thai có thể thay đổi mùi nước tiểu của bạn. Mang thai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và ketone niệu. Khi mang thai phụ nữ lại càng trở nên siêu nhạy cảm với mùi hương. Các chuyên gia cho rằng hormone có thể thay đổi nhận thức của bạn về mùi. Và điều đó có nghĩa là ngay cả khi nước tiểu của bạn vẫn như cũ thì bạn có thể cảm thấy nước tiểu của mình có mùi lạ hoặc nồng hơn khi mang thai.
Suy nội tạng
Bệnh gan có thể khiến nước tiểu và hơi thở của bạn có mùi mốc. Mùi lạ này là do sự tích tụ và giải phóng độc tố trong nước tiểu. Nếu bạn bị suy thận, bạn có thể ngửi thấy nhiều mùi amoniac khi đi vệ sinh.
Do thụt rửa
Hãy để âm đạo của bạn tự làm sạch. Vệ sinh bên trong âm đạo có thể làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu. Điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, tăng tiết dịch và gây mùi khó chịu khi bạn đi tiểu. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc thụt rửa bao gồm nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn và bệnh viêm vùng chậu. Nếu nhận thấy một mùi hương lạ ở âm đạo thì bạn nên đi khám bác sĩ để biết liệu điều đó có bình thường không.
Rò trực tràng bàng quang
Đây là trường hợp xuất hiện lỗ rò bất thường hình thành giữa đại tràng và bàng quang khiến cho phân và khí từ ruột già đi vào bàng quang, gây ra triệu chứng như tiểu bong bóng hoặc phân trong nước tiểu. Bạn có thể mắc loại lỗ rò này nếu bạn bị ung thư hoặc tình trạng viêm nhiễm, như bệnh Crohn hoặc viêm túi thừa. Nếu bạn là nữ, điều này có thể xảy ra sau khi bạn sinh con hoặc trải qua một cuộc phẫu thuật nào đó. Điều trị bằng phẫu thuật có thể khắc phục lỗ rò.
Bệnh tăng tyrosine máu
Một số trẻ sinh ra đã mắc chứng bệnh tyrosinemia type 1. Trẻ mắc bệnh này không có đủ loại enzyme để phân hủy axit amin tyrosine là cho nồng độ tyrosine trong huyết tương tăng cao. Điều này có thể khiến chất dịch cơ thể như nước tiểu có mùi thối. Nước tiểu có thể có mùi giống như bắp cải. Tyrosinemia được điều trị bằng thuốc và chế độ ăn ít tyrosine.
Hội chứng mùi cá
Còn được gọi là trimethylaminuria, tình trạng di truyền này có thể khiến nước tiểu của bạn có mùi tanh. Hội chứng xảy ra khi cơ thể bạn không thể phân hủy được trimethylamine. Cuối cùng, bạn loại bỏ hợp chất này qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở và các dịch tiết khác. Điều đó không có nghĩa là bạn không khỏe mạnh. Nhưng bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát mùi như dùng thuốc kháng sinh, xà phòng đặc biệt hoặc đề nghị ăn một số loại thực phẩm.
Do bạn nhịn tiểu
Nước tiểu của bạn có thể có mùi khó chịu nếu nó đọng lại trong bàng quang một thời gian. Điều đó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này có thể xảy ra thường xuyên hơn ở những trẻ nhịn tiểu nhất là khi trẻ mải chơi. Đó là lý do tại sao người lớn luôn nhắc trẻ đi vệ sinh.
Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.