Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

"Thủ phạm" khiến bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Đổ mồ hôi vào ban đêm là điều bình thường, đặc biệt khi thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì nguyên nhân có thể do một vấn đề tiềm ẩn nào đó.

Có nhiều lý lo khiến gây đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đổ mồ hôi ban đêm khiến áo quần, ga giường của bạn trở nên ướt đẫm và gây bất tiện trong giấc ngủ.

Tiến sĩ Emma Derbyshire, chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng của Health and Food Supplements Information Servic (Dịch vụ thông tin về sức khoẻ và thực phẩm bổ sung), chia sẻ 4 lý do phổ biến khiến bạn đổ hôi nhiều vào ban đêm:

1. Mãn kinh

Thời kì mãn kinh là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm. Nhiều phụ nữ bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh. Điều này được cho là do sự thay đổi trong quá trình sản xuất estrogen và progesterone.

Có một số cách giúp ngăn ngừa đổ mồ hôi trong trường hợp này như ngủ trong phòng mát, tránh uống rượu... Nếu những thay đổi này không giúp ích, bác sĩ có thể kê đơn liệu pháp thay thế hormone (HRT) cho bạn.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, mange cũng giúp cải thiện các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, có khoảng 1/4 phụ nữ trưởng thành không đạt được lượng magne tối thiểu được khuyến nghị. Bạn có thể bổ sung khoáng chất này từ các loại hạt, ngũ cốc và đậu.

2. Vấn đề về nội tiết tố

Theo tiến sĩ Emma Derbyshire, các vấn đề về nội tiết có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm. Ví dụ như: Cường giáp (nồng độ hormone tuyến giáp cao), bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu cao, những thay đổi về hormone giới tính...

Việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể được thực hiện bởi vùng dưới đồi - một phần của hệ thống nội tiết tố. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể là vấn đề tiềm ẩn liên quan đến nội tiết tố và có thể gây đổ mồ hôi ban đêm.

3. Lo lắng và căng thẳng

Lo lắng, hoảng loạn và căng thẳng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra mồ hôi ban đêm. Mất cân bằng khoáng chất thường xảy ra khi đổ mồ hôi thường xuyên. Mồ hôi được phát hiện có chứa hàm lượng kali, natri, calci, magne và sắt cao.

Vì lý do này, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bạn nên ăn thực phẩm giàu kali (chuối, khoai tây, rau lá xanh đậm và trái cây họ cam quýt); Thực phẩm chứa magne (hạnh nhân, hạt điều, rau bina, đậu và hạt bí ngô); Thực phẩm giàu calci (sữa, sữa chua, hạnh nhân, bông cải xanh); Thực phẩm giàu sắc (ngũ cốc nguyên hạt, đậu).

Tiến sĩ Emma Derbyshire cho biết thêm, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết chúng ta đều thiếu các chất dinh dưỡng như: Kali, magne, calci, vì vậy bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung một loại vitamin tổng hợp.

4. Thiếu hụt dinh dưỡng

Nếu thấy đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu một số vitamin và khoáng chất. Theo Tiến sĩ Emma Derbyshire, thiếu vitamin D và vitamin B12 có thể dẫn đến đổ mồ hôi quá nhiều.

Để đảm bảo cung cấp đủ 2 loại vitamin này theo khuyến nghị bên cạnh chế độ ăn uống bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vạch mặt 10 thủ phạm khiến bạn ra mồ hôi đêm.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm