Trẻ nấc cụt là do cơ hoành co và dây thanh âm đóng lại nhanh chóng. Cơ hoành là cơ chính mà cơ thể sử dụng để thở. Dây thanh âm đóng lại nhanh chóng là nguyên nhân tạo ra âm thanh nấc cụt. Trẻ sơ sinh thường không bị ảnh hưởng bởi nấc cụt. Trên thực tế, nhiều bé có thể ngủ khi bị nấc mà không tỉnh giấc và nấc cụt hiếm khi ảnh hưởng đến đường thở của bé. Một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng nấc cụt có thể quan trọng đối với sự phát triển trí não và hơi thở của bé.
Một số cách giúp trẻ hết nấc cụt
1. Vỗ ợ hơi
Tạm dừng cho bé bú để vỗ ợ hơi có thể giúp bé hết nấc. Ợ hơi có thể loại bỏ lượng khí dư thừa – nguyên nhân gây ra nấc cụt. Hãy xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc. Không tát hoặc đánh vào khu vực này một cách thô bạo hoặc quá mạnh.
Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
2. Sử dụng núm vú giả
Những cơn nấc ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng bắt đầu từ việc bú. Khi bé bắt đầu tự nấc, hãy thử cho bé ngậm núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành, từ đó giúp ngừng cơn nấc.
3. Hãy để cơn nấc diễn ra tự nhiên
Trẻ dưới 1 tuổi sẽ nấc khá thường xuyên, vì vậy hãy để cơn nấc của trẻ diễn ra tự nhiên. Thông thường, cơn nấc của bé sẽ tự hết sau 5 - 10 phút. Nếu cơn nấc của trẻ không hết một cách tự nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặc dù hiếm gặp nhưng nấc cụt có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn.
Ngăn ngừa nấc cụt
Có một số cách giúp ngăn ngừa các cơn nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng nấc cụt của bé vì nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Nấc cụt thậm chí còn mang lại một số lợi ích nhất định.
Hãy thử các phương pháp sau để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh:
Khi nào nấc cụt là nguyên nhân đáng lo ngại?
Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng cũng có thể xảy ra khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu con bạn bị nấc nhiều, đặc biệt nếu bé cũng khó chịu hoặc kích động, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác.
Ngoài ra, hãy tìm tư vấn y tế nếu:
Các câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân nào khiến bé bị nấc?
Hầu hết trẻ nhỏ có thể bị nấc do nuốt không khí trong khi bú. Nhiều bé bị nấc trước khi sinh và tiếp tục như vậy một thời gian sau khi sinh. Một lý thuyết khác là trẻ đang luyện tập bằng cách sử dụng các cơ mà chúng cần để thở. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bé nấc dai dẳng hoặc thường xuyên vì một số tình trạng bệnh lý có thể gây ra nấc mạn tính.
Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?
Làm thế nào để con tôi hết nấc?
Bạn có thể thử các cách sau:
Tóm lại, nguyên nhân gây ra cơn nấc ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể có những lợi ích chưa được biết đến. Miễn là em bé của bạn không nôn mửa khi bị nấc, không có vẻ khó chịu và dưới 1 tuổi thì nấc có thể là một phần bình thường của quá trình phát triển. Những cơn nấc thường xuyên sẽ biến mất khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu sau đó con bạn thường xuyên nấc hoặc có vẻ khó chịu hay quấy khóc bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!