Một số nguyên nhân về sức khỏe có thể khiến lòng bàn tay đổ mồ hôi, mãn kinh cũng được coi là một trong những nguyên nhân yếu tố tác động đến tình trạng này. Nếu đổ mồ hôi không phải là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này là “chứng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay”, thuật ngữ y tế để chỉ lòng bàn tay đổ mồ hôi.
Bất kể nguyên nhân là gì, các biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị y tế có thể giúp ích trong việc cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lòng bàn tay đổ mồ hôi và cách giải quyết chúng.
Định nghĩa
Bài tiết mồ hôi là một chức năng quan trọng, cơ chế này giúp cơ thể hạ nhiệt. Nếu cơ thể đổ mồ hôi khi không cần làm mát, các bác sĩ coi đây là tình trạng tăng tiết mồ hôi và cần những biện pháp can thiệp y tế để cải thiện tình trạng này.
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi lòng bàn tay?
Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng có thể do béo phì hay mãn kinh, hoặc do sự thay đổi mức độ hoặc tần suất bài tiết mồ hôi của cơ thể. Một số người chỉ đơn giản là mắc chứng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay. Vấn đề này thường trở nên nghiêm trọng khi còn trẻ, cải thiện sau tuổi 40 và thường dừng lại sau 60 tuổi.
Tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một người. Đổ mồ hôi quá nhiều đôi khi có thể gây ra tâm lý căng thẳng và cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.
Một người bị chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay thường có những biểu hiện sau:
Bên cạnh đó, lòng bàn tay đổ mồ hôi có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm tiết mồ hôi. Bạn cũng nên lưu ý là cần phải ngừng sử dụng các phương pháp này nếu chúng gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng cho bạn. Bạn cũng nên chia sẻ với bác sĩ về những phương pháp mà bạn đã thử hoặc đang sử dụng tại nhà để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi của bản thân.
Sử dụng các sản phẩm chống mồ hôi
Các sản phẩm chống mồ hôi là phương pháp điều trị tại chỗ có nhiều điểm mạnh. Những sản phẩm này có sẵn trong hầu hết các cửa hàng thường là loại có tác dụng vừa và nhẹ, bạn có thể mua các sản phẩm chống mồ hôi với tác dụng mạnh hơn và dùng trong điều trị tại các quầy thuốc. Ngoài ra các bác sĩ có thể kê đơn những sản phẩm chất chống mồ hôi có tác dụng rất mạnh.
Khi sử dụng sản phẩm chống mồ hôi cho tay, bạn cần lưu ý những điều sau:
Biện pháp tự nhiên
Người ta đã sử dụng nhiều loại thảo dược khác nhau để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Một số loại thảo mộc tự nhiên thường được biết đến có tác dụng trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bao gồm:
Ngoài ra các phương pháp như châm cứu, thôi miên và các kỹ thuật thư giãn cũng đã được áp dụng trong điều trị cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, rất ít bằng chứng khoa học chỉ ra rằng những phương pháp điều trị này có thể ngăn chặn việc đổ mồ hôi nhiều.
Kiểm soát các yếu tố gây tăng tiết mồ hôi
Nóng nảy, lo lắng và một số loại thức ăn và đồ uống có thể gây đổ mồ hôi. Bạn có thể ghi chú lại bất kỳ tác nhân tiềm ẩn nào thường khiến bạn đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường và xem việc hạn chế các yếu tố đó có giúp ích gì không. Bạn cũng nên chia sẻ những thông tin này cho bác sĩ điều trị của bạn. Một số thành phần gia vị có thể gây đổ mồ hôi bao gồm:
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả hoặc nếu việc lòng bàn tay đổ mồ hôi đang ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Để được bác sĩ chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay, bạn cần có triệu chứng đổ mồ hôi quá nhiều trên lòng bàn tay trong ít nhất 6 tháng, cùng với hai trong số những biểu hiện sau:
Bác sĩ cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra nhỏ, đó là bôi dung dịch cồn và iốt lên tay và rắc bột ngô lên trên dung dịch. Chứng tăng tiết mồ hôi gây ra phản ứng làm đổi màu bàn tay thành màu xanh đậm.
Điều trị
Bác sĩ có thể đề nghị một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị y tế sau đây cho tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn tay.
Phương pháp điện di ion: cho tay của người bệnh tiếp xúc với dung dịch có dòng điện thấp.
Phương pháp này giúp ngăn chặn hoặc làm giảm sự tiết mồ hôi một cách tạm thời bằng cách làm dày lớp da bên ngoài. Phương pháp này có thể ngăn tiết mồ hôi trong tối đa 4 tuần.
Phương pháp trị liệu này cần được thực hiện 4 lần mỗi tuần, và mỗi lần trị liệu thường kéo dài 30–40 phút.
Thuốc kê đơn
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng cholinergic để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay cho bạn. Thuốc có thể ngăn chặn các thụ thể gửi tín hiệu cho các tuyến mồ hôi ở tay bắt đầu tiết mồ hôi.
Oxybutynin hydrochloride là thuốc kháng cholinergic phổ biến nhất. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến khích cho những người bị bệnh tăng nhãn áp.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
Phương pháp tiêm Botox
Chất botox có bản chất là độc tố botulinum, thể giúp điều trị lòng bàn tay đổ mồ hôi bằng cách ngăn chặn các thụ thể gửi tín hiệu cho các tuyến mồ hôi bắt đầu tiết mồ hôi.
Liệu trình điều trị của phương pháp này thường kéo dài khoảng 6 tháng và cần được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên môn. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng Botox để điều trị tăng tiết mồ hôi nách, các nhà nghiên cứu vẫn chưa nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay.
FDA cũng cho biết rằng một người có thể bị yếu cơ tay sau khi điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay bằng Botox.
Phẫu thuật
Nếu tình trạng đổ mồ hôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm phẫu thuật để loại bỏ hoặc làm tổn thương các tuyến mồ hôi khiến bạn không thể đổ mồ hôi. Phương pháp được áp dụng phổ biến và thành công là phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm.
Tạm kết
Một số yếu tố có thể gây ra hoặc góp phần làm cho lòng bàn tay của bạn đổ mồ hôi quá mức như béo phì và mãn kinh. Nếu bạn bị đổ mồ hôi không phải do thay đổi nhiệt độ hoặc hoạt động thể chất và không phải do vấn đề sức khỏe, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn măc chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay. Để giảm tiết mồ hôi, bạn có thể thử sử dụng sản phẩm chống mồ hôi và tránh các chất kích thích. Nếu những cách này không hiệu quả bạn nên đi khám bác sĩ và chia sẻ cho bác sĩ chi tiết về tình trạng của bản thân cũng như các phương pháp mà bạn đã và đang sử dụng để khắc phục tình trạng đó. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị hợp lý.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tình trạng sức khỏe qua mồ hôi
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.