Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các di chứng hậu COVID-19

Còn nhiều bí ẩn về các di chứng hậu Covid-19: những đối tượng nào dễ mắc phải? Các di chứng về thể chất, thần kinh và nhận thức có thể kéo dài trong bao lâu sau khi bạn đã khỏi Covid-19?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 200 bệnh nhân trong hai đến ba tháng sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19. Nghiên cứu đã xác định 4 yếu tố nguy cơ có thể khiến một người mắc các di chứng hậu Covid (Covid-19 kéo dài). Những phát hiện này có thể gợi ý cách ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng hậu Covid kéo dài.

Một trong bốn yếu tố mà các nhà nghiên cứu đã xác định là mức tải lượng virus ở giai đoạn đầu bị nhiễm. Yếu tố khác là sự hiện diện của một số kháng thể của chính người bệnh (tự kháng thể) - kháng thể này tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể như chúng xảy ra trong các bệnh như lupus và viêm khớp dạng thấp. Yếu tố thứ ba là sự tái hoạt của virus Epstein-Barr, một loại virus lây nhiễm cho hầu hết mọi người, thường là khi họ còn trẻ, và sau đó thường chuyển sang trạng thái ngủ đông. Yếu tố cuối cùng là mắc bệnh tiểu đường loại 2. Những người bệnh mắc triệu chứng Covid kéo dài thường có biểu hiện mệt mỏi, sương mù não và khó thở,...

Các bác sĩ cho biết khoảng 37% bệnh nhân đã báo cáo có 3 hoặc nhiều hơn các triệu chứng của Covid kéo dài trong 2 hoặc 3 tháng sau khi mắc virus. Trong số các bệnh nhân báo cáo có 3 triệu chứng trở lên, 95% có một hoặc nhiều hơn 4 yếu tố sinh học được xác định trong nghiên cứu trên. Yếu tố ảnh hưởng nhất dường như là các tự kháng thể, có liên quan đến 2/3 số trường hợp mắc Covid kéo dài.

Một số chuyên gia cho biết, những bệnh nhân có tải lượng virus cao thường mắc chứng Covid kéo dài. Ai có thể loại bỏ virus càng nhanh thì càng ít có khả năng phát triển virus dai dẳng hoặc bệnh tự miễn dịch, điều này có thể khiến Covid kéo dài.

Chăm sóc sức khoẻ để ngăn ngừa các di chứng hậu Covid-19

Sau khi âm tính với virus, người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ.

▪ Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày.

▪ Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.

▪ Đi bộ: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên mục tiêu 10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh.

▪ Dinh dưỡng hợp lý: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…

▪ Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Các nghiên cứu cho thấy tiêm chủng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng Covid kéo dài. Thậm chí người mới tiêm 1 liều vaccine nếu có nhiễm Covid-19, cũng giảm nguy cơ mắc chứng Covid kéo dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chuyên gia: Không nên quá lo lắng về di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

Xem thêm