Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 nên, 4 tránh khi chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây: Tổn thương cơ; Tổn thương dây chằng (phần tạo kết nối xương với xương)...

4 nên, 4 tránh khi chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây: Tổn thương cơ; Tổn thương dây chằng (phần tạo kết nối xương với xương); Tổn thương gân (phần tạo kết nối giữa cơ và xương); Tổn thương các thành phần khác như da, mỡ, bao khớp và các tổ chức liên kết khác.

Khi phần mềm bị tổn thương, các mạch máu nuôi tổ chức đồng thời cũng bị tổn thương, gây chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, phù nề, làm giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. Máu chảy tại vị trí tổn thương càng nhiều, tổ chức càng sưng nề, đau càng tăng. Do đó, trong xử lý chấn thương phần mềm cấp tính, mục đích quan trọng là làm giảm chảy máu tại vị trí tổn thương. Nếu chấn thương được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng sẽ giảm tức thì, tổn thương nhanh chóng hồi phục.

Trong thời gian 48-72 giờ đầu, phải thực hiện được 4 bước nên làm và 4 điều nên tránh dưới đây trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện:

4 bước nên làm:

Nghỉ ngơi ngay sau chấn thương càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù nề. Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.

Chườm đá giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm đá mỗi lần 20-30 phút, cách nhau 2-3 giờ. Đá nên bọc trong khăn ẩm, chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.

Kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo tay bằng đai treo tay.

4 điều nên tránh:

Chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…

Đắp cồn hoặc rượu cũng tăng chảy máu, tăng phù nề và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục.

Chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.

Xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.

Sau khi chấn thương phần mềm được xử lý ban đầu bằng “4 bước nên làm” và “4 điều nên tránh”, người bệnh nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương phần mềm, từ đó đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời thì vùng chấn thương  mới nhanh hồi phục.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách xử trí bong gân mắt cá chân ở trẻ em

ThS.BS. Dương Đình Toàn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm