Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cẩn thận chấn thương mô mềm ở trẻ em

Bong gân, trật khớp, căng cơ là các tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nhất là đối với trẻ em. Nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau.

Chấn thương mô mềm  là gì?

Chấn thương mô mềm bao gồm các chấn thương tại da, cơ, gân, dây chằng hoặc bao khớp.

Các chấn thương tại mô mềm rất phổ biến, thường là nhẹ, nhưng đôi khi có thể khá nghiêm trọng. Các chấn thương cũng có thể xảy ra một vài lần tại cùng một vị trí.

Bong gân và căng cơ

Bong gân là trường hợp gân bị kéo giãn do vận động quá mạnh. Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ.

Triệu chứng của chấn thương mô mềm

Biểu hiện phổ biến của chấn thương phần mềm là sưng, đau trong tư thế bình thường và khi vận động. Mức độ sưng và đau phụ thuộc vào vị trí tổn thương.

Một biểu hiện khá phổ biến nữa là hạn chế vận động. Tùy thuộc mức độ và vị trí tổn thương, các chấn thương này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các chấn thương nặng có thể khiến trẻ em phải ngồi một chỗ, hạn chế vận động và không thể tham gia các hoạt động được.

Nguyên nhân gây chấn thương mô mềm

Bong gân và căng cơ gây ra do tình trạng xoắn, kéo giãn hoặc co (cơ) đột ngột hay quá mức. Lực này kéo giãn hay thậm chí làm rách các sợi cơ, gân và dây chằng, và đôi khi có thể khiến cơ, gân hoặc dây chằng đứt rời khỏi vị trí neo bám ở xương.

Chăm sóc trẻ bị chấn thương mô mềm tại nhà

Phần lớn những chấn thương mô mềm là nhẹ và chỉ cần chăm sóc tại nhà. Trong những ca chấn thương rất nhẹ, trẻ vẫn có thể tiếp tục tham gia các hoạt động hàng ngày.

Chăm sóc chấn thương mô mềm đúng cách sẽ giúp:

  • Làm giảm sự khó chịu, đau đớn
  • Giữ cho các khớp nối ổn định
  • Giảm thiểu sưng đau

Cách chăm sóc chấn thương mô mềm

  • Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ yên phần cơ thể bị chấn thương. Nếu chấn thương gây đau đớn nhiều, hãy sử dụng nẹp, dây đai, băng gạc để hỗ trợ cố định phần bị chấn thương.
  • Dùng đá lạnh hoặc túi chườm lạnh chườm lên vết thương trong vòng 48 h sau khi bị chấn thương. Không nên đặt đá trực tiếp lên da, mà nên bọc nó trong một mảnh vải và đặt lên chỗ bị sưng khoảng 20 phút, lặp lại sau mỗi 2 – 3 tiếng.
  • Băng ép chặt hoặc bao quanh vết thương để giúp làm giảm sưng khi con bạn di chuyển. Tuy nhiên, nên tháo bỏ băng khi trẻ nghỉ ngơi hay trước khi đi ngủ. Nếu phần xung quanh nơi băng bó bị tê cứng, hãy nới lỏng dây băng.
  • Nâng đỡ phần bị thương càng nhiều càng tốt, ở vị trí cao hơn tim trong 1 – 2 ngày đầu sau chấn thương. Cách này sẽ giúp giảm sưng đau. Ví dụ, khi trẻ bị thương tại chân, bạn có thể sử dụng đệm hoặc gối kê chân trẻ lên caomỗi khi trẻ nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi.
  • Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng các thuốc như ibuprofen để giảm đau, chống viêm. Lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc thông tin ghi trên nhãn.

Khi nào trẻ có thể quay lại với các hoạt động bình thường

Thời điểm trẻ có thể hoạt động bình thường trở lại phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương.

Đối với các chấn thương nhẹ đến trung bình, việc di chuyển và vận động nhẹ có thể giúp trẻ nhanh lành chấn thương hơn.

Các chấn thương nặng có thể phải mất từ 4 – 6 tuần để bình phục, các hoạt động quá sớm có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dai dẳng khó lành hoàn toàn.

Cách phòng các chấn thương mô mềm

Nhiều chấn thương phần mềm có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như mũ bảo hiểm, bao bảo vệ cổ tay, đầu gối…

Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi vào hoạt động thể dục, thể thao cũng rất quan trọng để bảo vệ các khớp nối và dây chằng.

Khi nào nên đưa trẻ tới bác sỹ

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi trẻccó các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ không tiến triển tốt hơn sau 4 – 5 ngày sau chấn thương.
  • Trẻ cần tiến hành kiểm tra y tế trước khi muốn quay lại chơi thể thao.
  • Vết thương bị sưng đỏ nhiều hơn.
  • Trẻ bị sốt.

Gọi cho bác sỹ ngay khi Trẻ bị rách da hay mất cảm giác tại vùng xung quanh chỗ bị thương. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm hơn là chấn thương mô mềm thông thường.

Hãy đưa trẻ đi cấp cứu nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện:

  • Trẻ không thể di chuyển hay có phản ứng tại vùng cơ thể bị tổn thương một chút nào trong vòng một thời gian ngắn sau chấn thương.
  • Trẻ bị tê cứng, lạnh cóng hay mất cảm giác tại vùng bị thương trong một thời gian dài.
  • Biến dạng phần cơ thể bị chấn thương.
  • Trẻ bị đau dai dẳng kéo dài mặc dù đã uống thuốc giảm đau. 

Thông tin thêm trong bài viết: Chấn thương răng ở trẻ em: sơ cấp cứu ban đầu

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm