Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao ở trẻ em

Chơi thể thao có nhiều tác động tích cực cho sự phát triển thể chất và cả tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, chơi thể thao không đúng cách có thể gây nên những chấn thương và để lại hậu quả nguy hiểm. Hãy dạy cho trẻ biết cách phòng ngừa những chấn thương khi chơi thể thao

Phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao ở trẻ em

Ngày nay rất nhiều trung tâm thể thao có những hoạt động thể thao hấp dẫn thu hút  hàng triệu trẻ em đến chơi. Việc này mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho trẻ em tuy nhiên không phải là không tiềm ẩn những nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao. Các chấn thương thường gặp ở trẻ em khi choi thể thao bao gồm chấn thương dây chằng chéo trước của đầu gối (ACL- Anterior Cruciate Ligament) và chấn thương sụn chêm khớp gối hoặc chấn thương ổ chảo xương bả vai hay chấn thương dây chằng bên trong khủyu tay.

Sau đây là 10 lời khuyên để phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao dành cho các vận động viên trẻ tuổi hoặc cho con bạn:

Dạy cho trẻ biết nhận diện các nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao

Huấn luyện viên hoặc cha mẹ nên trao đổi với các vận động viên nhí để các em biết nên nói với người lớn về các cơn đau hoặc những bất thường xảy ra khi chơi thể thao. Một số đứa trẻ lại rất bền bỉ và chịu đựng những cơn đau rất tốt nên chúng không nói ra. Điều đó rất nguy hiểm vì có thể đứa trẻ đó đang bị những chấn thương nghiêm trọng và cần tới sự can thiệp y khoa để tránh các biến chứng.

Khám sức khỏe trước khi vào mùa thi đấu hoặc tập luyện

Thời gian thích hợp để khám sức khỏe cho các vận động viên nhí là trước mùa thi đấu hoặc trước khi học môn thể dục ở trường, để xem một đứa trẻ có đủ các tiêu chuẩn sức khỏe phù hợp với môn thể thao hay không. Một số bệnh của trẻ có thể không cho phép trẻ tham gia các hoạt động thể thao như: bệnh tim, bệnh tiểu đường...

Khám sức khỏe sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi bắt đầu tham gia tập luyện và thi đấu, đồng thời cũng giúp kiểm soát các chấn thương của trẻ xem vẫn tiếp tục được tập luyện hay cần phải điều trị thêm.

Khuyến khích luyện tập đan xen các môn thể thao khác nhau

Việc luyện tập các môn thể thao khác nhau sẽ giúp dàn đều áp lực trên các nhóm cơ và sụn khớp khác nhau của cơ thể.  Huấn luyện viên hoặc bố mẹ có thể xem xét việc giẩm số lần luyện tập một môn thể thao và thay đổi thói quen luyện tập môn thể thao  để các nhóm cơ không bị quá tải khi làm việc.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình khởi động

Khởi động là cách để phòng ngừa các chấn thương, do đó việc này phải trở thành một thói quen của các vận động viên nhí trước khi bắt đầu bất kỳ một hoạt động thể thao nào. Khi khởi động, nên kết hợp các động tác tĩnh và động giúp cơ bắp được linh hoạt hơn. Ví dụ duỗi thẳng chân, cố gắng chạm tay vào đến đầu các ngón chân và giữ cố định ở đó một lúc là động tác tĩnh, Còn nhảy lên duỗi căng chân ra cùng lúc đó cơ thể cũng được kéo căng ra là động tác động.

Đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý

Các vận động viên ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần có sự nghỉ ngơi hợp lý đan xen giữa việc luyện tập, chơi trò chơi và tham gia các hoạt động khác. Thiếu ngủ và mỏi cơ bắp khiến trẻ dẽ bị chấn thương hơn. Trên thực tế chấn thương thường xảy ra do sự lạm dụng tập luyện quá sức mà không có sự nghỉ ngơi cần thiết.Do đó, để  trẻ em có thời gian hồi phục sức khỏe cho mùa giải tới thì bố mẹ và huấn luyện viên nên có kế hoạch nghỉ ngơi sau mùa thi đấu,.

Cung cấp chế độ ăn đủ dinh dưỡng và  lành mạnh

Duy trì đều đặn hằng ngày một chế độ ăn có hoa quả tươi, rau xanh, thịt nạc là điều vô cùng cần thiết cho trẻ. Vi dụ ăn bữa sáng bữa trưa, bữa tối vào cùng  một thời gian giống nhau ở tất cả các ngày. Đối với một số môn thể thao như đấu vật việc tăng cân là vô cùng quan trọng thì bố mẹ cũng nên chú ý đến việc ăn uống thế nào để trẻ tăng cân một cách khỏe mạnh.

Nhấn mạnh việc cung cấp đủ nước

Các bệnh liên quan đến nhiệt độ thực sự là một mối quan tâm của các vận động viên, đặc biệt là trong những ngày nóng ẩm. Các bậc phụ huynh nên đảm bảo rằng trẻ được cung câp đủ nước trước trong và sau khi chơi thể thao và luôn theo dõi các dấu hiêu của bệnh liên quan đến nhiệt độ như là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lú lẫn, ngất xỉu.

Sử dụng đồ bảo hộ phù hợp

Đồ bảo hộ khi chơi thể thao như là mũ bảo hiểm, tấm lót, giày là cực kỳ quan trọng đẻ phòng tránh chấn thương. Các bậc cha mẹ nên thảo luận với huấn luyện viên trước khi mùa giải bắt đầu để có đủ thời gian chuẩn bị đò bảo hộ phù hợp cho trẻ trước khi luyện tập.

Nhấn mạnh việc tập luyện đúng kỹ thuật và theo sự hướng dẫn của  huấn luyện viên

Trong thể thao luôn có cách tập đúng và cách tập sai. Ví dụ trong môn bóng đá, cầu thủ sẽ được dạy lối chơi thế nào để phản công đối phương mà không bị thương tích, các cầu thủ bóng chày sẽ được dạy cách ném bóng đúng và làm theo cách hướng dẫn ném bóng  đúng bao nhiêu lần một ngày. Nhưng dù có làm theo đúng hướng dẫn thì đôi khi thương tích vẫn có thể xảy ra trong lúc đó.

Nhận diện sớm các chấn thương và tìm sự trợ giúp y khoa sớm

Một số trẻ bị chấn thương khi chơi thể thao nhưng không được đi khám và giờ thì chúng đang chịu những biến chứng nghiêm trọng của chấn thương. Đáng lẽ những đứa trẻ này nên được đưa tới bác sỹ sớm để những chấn thương không tiến triển thêm.

Nếu cha mẹ nhận thấy sự thay đổi trong kỹ thuật chơi của trẻ như là chạy khập khiễng, dựa vào một chân khác, lết một chân trong lúc hoạt động thì họ nên cho trẻ dừng việc thi đấu lại. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục diễn ra thì phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đi khám và đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi quay lại thi đấu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm