Tăng đường huyết là triệu chứng rất nhiều người mắc phải hiện nay, do ngày nay thói quen ngồi nhiều, lười vận động, ăn đồ thừa calo ngày càng phổ biến. Tình trạng tăng đường huyết lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, với dấu hiệu ban đầu là tiểu nhiều, sút cân, mệt mỏi, suy nhược...
Chỉ số đường huyết lúc đói nên được đo lần đầu vào buổi sáng, cần nhịn ăn ít nhất 8h trở lên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng 3,9-6,1mmol/L là bình thường. Nếu nồng độ đo 2 lần đều vượt quá 6,1mmol/L thì được gọi là tăng đường huyết.
Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường nhưng bệnh có thể được kiểm soát tốt thông qua nhiều biện pháp như ăn kiêng, tập thể dục mỗi ngày, dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ... Một chút bất cẩn cũng có thể dẫn đến biến chứng tiểu đường, lúc này hối hận thì đã muộn.
3 loại thực phẩm là insulin "rẻ tiền" nhất giúp ổn định đường huyết
1. Quả bưởi
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin. Hơn nữa, ăn bưởi còn có tác dụng giảm cân, giúp bệnh nhân tiểu đường giữ được cân nặng trong giới hạn bình thường.
2. Đậu đen
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Trong khi đó, một cốc nước đậu đen rang chứa tới 15g chất xơ – tương đương khoảng 60% nhu cầu chất xơ của một người trong một ngày.
Ngoài ra, đậu đen chứa nhiều crom, chất này giúp cải thiện độ nhạy của insulin và giảm gánh nặng cho insulin.
3. Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng là thực phẩm giúp đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể, nó còn có thể kích thích tiết insulin trong cơ thể, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu rất hiệu quả, vì vậy ăn và uống canh nấm trắng thường xuyên là lựa chọn tốt cho nhiều bệnh nhân đái tháo đường.
4 món quen thuộc làm tăng đường huyết mà bạn không thể ngờ tới:
1. Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao, đồng thời chất béo bão hòa và không bão hòa lớn do đó nó rất dễ gây tăng cân, làm tăng đường huyết. Người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn thịt bò tuy nhiên cần hạn chế tiêu thụ.
2. Món cá rán
Cá tuy là thực phẩm có ít calo, ít cholesterol hơn thịt đỏ nhưng khi được chiên chúng sẽ chứa khá nhiều dầu, nếu tiêu thụ với số lượng lớn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất mà còn khiến lượng đường trong máu tăng mạnh và gây nguy cơ biến chứng tiểu đường.
3. Nước mật ong
Nhiều người nghĩ mật ong tốt cho cơ thể nên mỗi ngày đều uống nước mật ong đều đặn, mà không biết rằng mật ong có chứa nhiều glucose và fructose – các loại đường đơn giản, có thể được hấp thụ trực tiếp vào máu. Bệnh nhân tiểu đường nếu thường xuyên sử dụng mật ong sẽ làm cho lượng đường trong máu gia tăng rất nhanh.
4. Các món ăn chứa nhiều muối
Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong huyết tương, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, nhắc nhở mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 6 thảo dược ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?