Một số mẹo chiên rán thực phẩm giòn, ngon, tốt cho sức khỏe.
Chiên rán là một trong những phương pháp nấu ăn phổ biến được mọi người yêu thích bởi độ giòn ngon, béo ngậy mà chúng mang lại. Nếu chiên rán thực phẩm đúng cách, món ăn của bạn không những không giảm giá trị dinh dưỡng mà thơm ngon hơn, bớt độc hại.
Sử dụng dầu “sạch”
Nên sử dụng với lượng vừa đủ và hạn chế tái sử dụng dầu ăn.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng dầu ăn mới (chưa được sử dụng chiên, nấu thực phẩm khác) mỗi lần chiên rán. Nếu chiên đi chiên lại nhiều lần, dầu sẽ xuất hiện nhiều tạp chất và cháy khiến thực phẩm có mùi khét, giảm chất lượng món ăn. Dầu tái sử dụng cũng sẽ mất đi nhiều dinh dưỡng. Chính vì vậy, để chiên thực phẩm ngon và không làm mất đi chất dinh dưỡng, bạn nên loại bỏ các tạp chất trong dầu sau khi chiên, không sử dụng dầu chiên đi chiên lại.
Dùng bột chiên không chứa gluten
Bột chiên là thành phần rất quan trọng để có một món chiên giòn ngon. Do đó, sử dụng bột chiên phù hợp rất quan trọng trong việc thưởng thức món ăn mà vẫn không gây hại cho sức khỏe. Trên thực tế, rất nhiều người sử dụng bột mì đa dụng cho mọi món chiên. Tuy nhiên, bột mì đa dụng lại chứa gluten – chất giúp kết dính bột và thức ăn nhưng khiến thực phẩm hút rất nhiều dầu, mỡ. Thay vì dùng bột mì đa dụng giàu gluten, bạn nên sử dụng bột không chứa gluten như bột ngô hoặc bột gạo.
Sử dụng baking soda
Một cách giúp cải thiện chất lượng của các món chiên rán là thêm baking soda vào bột chiên. Baking soda sẽ tạo các bong bóng khí, làm giảm sự hấp thụ dầu, mỡ khi chiên thực phẩm. Bạn có thể hòa baking soda vào các loại bột không chứa gluten để chế biến món chiên.
Duy trì nhiệt độ ổn định khi chiên thực phẩm
Một lưu ý khác đó là luôn duy trì nhiệt độ dầu ổn định trong quá trình chiên thực phẩm do nhiệt độ của dầu ăn có ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng món ăn. Theo các chuyên gia, nhiệt độ lý tưởng cho dầu để chiên là từ 162 – 204 độ C.
Duy trì nhiệt độ phù hợp khi chiên rán đảm bảo món ăn giòn, ngon.
Nếu dầu chiên không đủ nóng, thức ăn của bạn sẽ không chín nhanh và sẽ hấp thụ nhiều dầu hơn. Còn nếu bạn nấu ăn trong dầu quá nóng, thức ăn sẽ bị cháy, không chỉ khiến món ăn nhanh cháy khét mà còn gây hại cho sức khỏe. Một mẹo khác để món chiên của bạn không gây ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng và sức khỏe là sử dụng các chảo hoặc nồi chiên sâu lòng để duy trì ổn định tình trạng của dầu. Bạn cũng nên gắp thực phẩm sau khi chiên ra giấy thấm dầu để loại bớt lượng dầu dư thừa trên bề mặt.
Sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Bạn có thể sử dụng dầu olive để chế biến các món ăn chiên, xào, dù được nấu ở nhiệt độ cao mà vẫn đảm bảo sức khoẻ. Bởi nó có tính ổn định hơn khi ở nhiệt độ cao so với các loại mỡ động vật hoặc dầu thực vật khác như từ bắp, đậu nành, hướng dương... Chính vì vậy, khi chiên các loại thực phẩm lâu chín, phải mất nhiều thời gian, bạn nên dùng dầu olive để duy trì giá trị dinh dưỡng và chất lượng thực phẩm.
Thức ăn vừa chiên xong nên được để ngay trên giấy hút dầu để hút bớt lượng dầu dư thừa còn bám ở bề mặt thực phẩm. Chỉ vài mẹo trên đây nhưng có thể giúp bạn không còn sợ hãi khi ăn các món chiên, rán.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Thực phẩm bị cháy do nướng, rán có gây ung thư không?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.