1. Người bệnh viêm gan mạn tính dễ bị suy dinh dưỡng
Mệt mỏi kéo dài là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm gan mạn tính. Một số trường hợp khác bị tiêu chảy, đau khớp và ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng.
Nghiên cứu đã chứng minh, tình trạng suy dinh dưỡng và mất khối lượng cơ trở nên phổ biến hơn khi bệnh gan tiến triển. Vì vậy, người bệnh viêm gan mạn tính cần tăng cường dinh dưỡng bằng những thực phẩm lành mạnh để duy trì mức năng lượng cần thiết và khối lượng cơ bắp.
Ở một số người bệnh tiến triển nặng như xơ gan mất bù phát triển sẹo gan rộng có thể cần phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt để thích ứng với tình trạng gan không còn hoạt động bình thường.
2. Người bệnh viêm gan mạn tính nên ăn gì?
2.1. Thực phẩm giàu protein
Khi bị viêm gan mạn tính, người bệnh cần bổ sung đầy đủ protein (chất đạm). Ăn đủ chất đạm có thể giúp người bệnh tránh bị suy dinh dưỡng và hao mòn cơ bắp.
Nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất là: Thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại hạt, pho mát… Người bệnh nên tiêu thụ 1 - 1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Người bệnh viêm gan mạn tính cần bổ sung protein để phòng suy dinh dưỡng.
2.2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng lượng protein, duy trì khối lượng cơ, tốt cho người bệnh viêm gan. Người bệnh nên ăn bánh mì, gạo, yến mạch… Hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng...
2.3. Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Ăn những thực phẩm giàu chất xơ này giúp no lâu và cũng có thể giúp người bệnh giảm lượng thức ăn kém lành mạnh hơn như thịt mỡ hoặc đồ ngọt là những thực phẩm không tốt cho bệnh viêm gan.
Đặc biệt, ăn các loại rau lá xanh có thể giúp người bệnh viêm gan giảm được thành phần axit béo trong gan, góp phần kiểm soát bệnh.
Rau lá xanh có thể giảm axit béo trong gan.
2.4. Cà phê
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ uống có chứa caffein như cà phê làm giảm nguy cơ hình thành sẹo gan tiến triển ở những người bị viêm gan mạn tính. Vì vậy, người bệnh có thể chọn uống cà phê với lượng điều độ khoảng 1 ly mỗi ngày.
2.5. Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật như: dầu ô liu, dầu hướng dương hoặc bơ cung cấp các axit béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Và người bệnh viêm gan mạn tính nên sử dụng các loại chất béo này. Tuy nhiên, tất cả các chất béo và dầu nên được ăn ở mức độ vừa phải.
Dầu ô liu là chất béo lành mạnh tốt cho người bệnh viêm gan mạn tính.
3. Người bệnh viêm gan mạn nên ăn như thế nào?
Một trong những chức năng của gan là lưu trữ glycogen, được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng tức thời. Phần lớn người bình thường có thể lưu trữ một lượng tương đối lớn glycogen trong gan. Nhưng đối với người bệnh viêm gan, gan bị tổn thương, các mô sẹo sẽ lấy đi không gian lưu trữ đó. Kết quả là gan không thể lưu trữ nhiều glycogen như trước đây.
Việc chia các bữa ăn nhỏ trong ngày cho phép cơ thể có cơ hội thay thế lượng dự trữ glycogen một cách ổn định. Vì vậy, người bệnh viêm gan mạn tính nên ăn các bữa ăn nhỏ chia đều trong ngày để duy trì mức năng lượng hợp lý.
Để có một lá gan khỏe mạnh, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp như: Ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng; Luyện tập thường xuyên; Tránh thừa cân, béo phì. Tránh căng thẳng; Không lạm dụng rượu bia, chất kích thích; Tiêm phòng đầy đủ; Dùng thuốc theo đúng chỉ định; Nên đi khám định kỳ tầm soát bệnh viêm gan… để phát hiện sớm điều trị kịp thời.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Người viêm gan B nên ăn và kiêng gì?
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.