Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

14 chất bổ sung giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả

Việc thiếu hụt một số loại vitaminn, khoáng chất như vitamin C, kẽm… có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Bổ sung các dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn

Giữ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là “chìa khóa” để ngăn ngừa nhiễm trùng, bệnh tật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất và thảo dược có thể giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia y tế, bác sĩ về các chất bổ sung sau nếu muốn cải thiện hệ miễn dịch của mình:

Vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, rất cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Theo đó, vitamin D có thể giúp giảm viêm, thúc đẩy phản ứng miễn dịch và tăng cường khả năng của bạch cầu mono và đại thực bào - các tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch.

Trên thực tế, thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như loãng xương, ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2 và trầm cảm.

Một nghiên cứu năm 2019 của các nhà khoa học Anh và Mỹ cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở những người bị thiếu hụt vitamin này; Giảm nguy cơ nhiễm trùng nói chung ở những người bình thường.

Trung bình, một người trưởng thành được khuyến nghị bổ sung 600 IU vitamin D/ngày.

Kẽm

Kẽm là vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi kẽm tham gia vào quá trình phát triển và tương tác giữa các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, kẽm còn giúp giảm viêm, ngăn ngừa mầm bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể.

Kẽm giúp giảm viêm, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả

Kẽm giúp giảm viêm, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật, bao gồm cả viêm phổi. Điều đáng lo ngại là có khoảng 2 tỉ người trên toàn thế giới bị thiếu kẽm, với 30% trong số đó là những người cao tuổi.

Bạn có thể tham khảo bổ sung không quá 40mg kẽm/ngày để tăng cường miễn dịch, giúp mau hồi phục hơn khi bị cảm lạnh.

Vitamin C

Vitamin C có thể hỗ trợ chức năng của nhiều tế bào khác nhau trong hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng. Cụ thể, vitamin C giúp:

- Tham gia vào quá trình loại bỏ các tế bào cũ, thay thế chúng bằng các tế bào mới.

- Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống lại tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể.

- Giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả cảm lạnh.

- Bổ sung vitamin C liều cao (qua tiêm tĩnh mạch) có thể giúp cải thiện triệu chứng ở những người bị nhiễm trùng nặng, bao gồm nhiễm trùng huyết và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do nhiễm virus.

Với người bình thường, liều bổ sung vitamin C hàng ngày có thể nằm trong khoảng từ 250 - 1.000mg.

Quả cơm cháy (elderberry)

Quả cơm cháy từ lâu đã được dùng trong hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng. Gần đây, các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất quả cơm cháy có thể có khả năng kháng virus, chống lại mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và các chủng virus cúm.

Các sản phẩm bổ sung chứa quả cơm cháy thường được bán ở dạng nước hoặc viên nang, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.

Các loại nấm dược liệu

Từ lâu, các loại nấm dược liệu đã được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng, cũng như nhiều bệnh tật khác.

Một nghiên cứu năm 2017 trên những con chuột mắc bệnh lao cho thấy bổ sung đông trùng hạ thảo có thể giúp giảm lượng vi khuẩn trong phổi, tăng cường đáp ứng miễn dịch và giúp giảm viêm. Nghiên cứu khác năm 2019 trên người cho thấy bổ sung 1,7gr chiết xuất nấm đông trùng hạ thảo có thể giúp tăng 38% mức độ hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên - một loại tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Các loại nấm dược liệu có thể giúp giảm viêm, chống lại nhiễm trùng

Các loại nấm dược liệu có thể giúp giảm viêm, chống lại nhiễm trùng.

Nấm vân chi cũng là một loại nấm dược liệu khác có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch, đặc biệt ở những người mắc một số dạng ung thư.

Một số chất bổ sung khác có khả năng tăng cường miễn dịch

Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định hiệu quả, song bạn có thể tham khảo bổ sung một số dưỡng chất, gia vị hoặc thảo dược sau để tăng cường miễn dịch tốt hơn:

Hoàng kỳ

Đây là một loại thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Đã óc nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung chiết xuất hoàng kỳ có thể cải thiện đáng kể các phản ứng liên quan đến miễn dịch.

Selen

Nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung selen có thể tăng cường khả năng phòng chống virus, chống lại các chủng cúm, bao gồm H1N1 và H9N2.

Tỏi

Tỏi có đặc tính chống viêm, kháng virus và điều hòa miễn dịch mạnh mẽ. Đã có nghiên cứu cho thấy loại gia vị này có thể giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch bằng cách kích thích và tăng cường một số cytokine (một nhóm protein đa chức năng, được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể vận hành hệ miễn dịch) nhất định.

Xuyên tâm liên

Loại thảo dược này có chứa andrographolide, một hợp chất terpenoid có tác dụng kháng virus, chống lại một số loại virus gây bệnh đường hô hấp. Xuyên tâm liên có thể kích thích các loại tế bào khác nhau, chẳng hạn như tế bào T gây độc và tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Cam thảo

Nghiên cứu cho thấy cam thảo có chứa nhiều chất, trong đó có glycyrrhizin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh viêm gan A, B và C; Virus gây bệnh viêm miệng mụn nước; Virus Herpes simplex (HSV); Virus cúm A; Họ virus Corona liên quan tới hội chứng suy hô hấp cấp (SARS-CoV); Virus hợp bào hô hấp (RSV); Virus gây bệnh đậu mùa; Virus lây truyền qua loài chân đốt (arbovirus).

Vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B như B12 và B6 rất quan trọng để cơ thể có đáp ứng miễn dịch khỏe mạnh.

Curcumin

Curcumin là hoạt chất chính có nhiều trong củ nghệ. Curcumin có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch.

Hoa cúc tím (echinacea)

Hoa cúc tím đã được chứng minh có tác dụng cải thiện sức khỏe miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Keo ong

Keo ong là hỗn hợp chất nhựa thực vật mà ong thu lượm từ vỏ cây, lá cây trong quá trình tìm mật, kết hợp với dịch tiết của ong. Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu, song keo ong được cho là có tác dụng tăng cường miễn dịch ấn tượng, cũng như có đặc tính chống virus tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 cách để tăng cường miễn dịch tự nhiên.

Vi Bùi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm