Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trầm cảm và nguy cơ gia tăng khả năng suy giảm trí nhớ

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng, cảm xúc thường gặp. một nghiên cứu mới đã cho thấy rằng việc trải qua các triệu chứng của trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc và tiến triển của các vấn đề về trí nhớ cũng như suy giảm nhận thức.

Sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sa sút trí tuệ.

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2023 với sự tham gia của 1,4 triệu người Đan Mạch trưởng thành đã cho thấy những người được chẩn đoán trầm cảm có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn gấp đôi. Kết quả của nghiên cứu mới được công bố vào ngày 11 tháng 6 trên JAMA Network Open - Tạp chí Y học được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học London (University College London - UCL) nhận thấy rằng trong số những người từ 50 tuổi trở lên, những đối tượng biểu hiện nhiều triệu chứng trầm cảm hơn khi bắt đầu tham gia nghiên cứu gặp nhiều vấn đề về trí nhớ hơn theo thời gian. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu còn cho thấy tác động hai chiều của hai tình trạng bệnh lý này vì các vấn đề về trí nhớ cũng có thể làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm.

Trong thông cáo báo chí của UCL, bác sĩ Dorina Cadar, khoa Khoa học Hành vi & Sức khỏe, Trường Y Brighton and Sussex, Anh, cho biết: "Trầm cảm có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc não, chẳng hạn như vùng hải mã rất quan trọng đối với trí nhớ. Căng thẳng mạn tính liên quan đến trầm cảm và mức độ cortisol cao (hormone căng thẳng) có thể làm tổn thương tế bào thần kinh ở những khu vực này".

Bác sĩ Cadar lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện để các nhà khoa học có thể phát triển các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tâm trạng và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở những người bị trầm cảm và trí nhớ kém.

Tại sao trầm cảm lại dẫn đến các vấn đề về trí nhớ?

Mặc dù các nghiên cứu không chứng minh trầm cảm gây suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ, nhưng các bằng chứng đã cho thấy có mối liên hệ giữa hai tình trạng này ngay cả khi tính đến các yếu tố nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu, chẳng hạn như tuổi tác, hoạt động thể chất hay uống rượu. 

Bên cạnh việc căng thẳng liên quan đến trầm cảm và nồng độ cortisol cao có khả năng làm tổn thương các tế bào thần kinh, các nhà nghiên cứu cho rằng một vài yếu tố khác có thể bao gồm: Mất cân bằng serotonin và dopamine (các hormone hạnh phúc), thay đổi cấu trúc ở vùng não có nhiệm vụ ghi nhớ và sự gián đoạn khả năng của não trong việc tạo ra các kết nối mới.

Đồng thời, các vấn đề tâm lý, bao gồm việc chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, cũng có thể đóng một vai trò nhất định.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2023 cho thấy căng thẳng mạn tính có thể gây viêm não và đẩy nhanh tiến triển bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu năm 2023 cho biết thêm rằng tình trạng thiếu vitamin D cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong mối liên hệ giữa trầm cảm và các vấn đề liên quan đến trí nhớ.

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2023 với sự tham gia của 1,4 triệu người Đan Mạch trưởng thành đã cho thấy những người được chẩn đoán trầm cảm có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn gấp đôi. Kết quả của nghiên cứu mới được công bố vào ngày 11 tháng 6 trên JAMA Network Open - Tạp chí Y học được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học London (University College London - UCL) nhận thấy rằng trong số những người từ 50 tuổi trở lên, những đối tượng biểu hiện nhiều triệu chứng trầm cảm hơn khi bắt đầu tham gia nghiên cứu gặp nhiều vấn đề về trí nhớ hơn theo thời gian. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu còn cho thấy tác động hai chiều của hai tình trạng bệnh lý này vì các vấn đề về trí nhớ cũng có thể làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm.

Trong thông cáo báo chí của UCL, bác sĩ Dorina Cadar, khoa Khoa học Hành vi & Sức khỏe, Trường Y Brighton and Sussex, Anh, cho biết: "Trầm cảm có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc não, chẳng hạn như vùng hải mã rất quan trọng đối với trí nhớ. Căng thẳng mạn tính liên quan đến trầm cảm và mức độ cortisol cao (hormone căng thẳng) có thể làm tổn thương tế bào thần kinh ở những khu vực này".

Bác sĩ Cadar lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện để các nhà khoa học có thể phát triển các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tâm trạng và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở những người bị trầm cảm và trí nhớ kém.

Tại sao trầm cảm lại dẫn đến các vấn đề về trí nhớ?

Mặc dù các nghiên cứu không chứng minh trầm cảm gây suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ, nhưng các bằng chứng đã cho thấy có mối liên hệ giữa hai tình trạng này ngay cả khi tính đến các yếu tố nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu, chẳng hạn như tuổi tác, hoạt động thể chất hay uống rượu. 

Bên cạnh việc căng thẳng liên quan đến trầm cảm và nồng độ cortisol cao có khả năng làm tổn thương các tế bào thần kinh, các nhà nghiên cứu cho rằng một vài yếu tố khác có thể bao gồm: Mất cân bằng serotonin và dopamine (các hormone hạnh phúc), thay đổi cấu trúc ở vùng não có nhiệm vụ ghi nhớ và sự gián đoạn khả năng của não trong việc tạo ra các kết nối mới.

Đồng thời, các vấn đề tâm lý, bao gồm việc chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, cũng có thể đóng một vai trò nhất định.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2023 cho thấy căng thẳng mạn tính có thể gây viêm não và đẩy nhanh tiến triển bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu năm 2023 cho biết thêm rằng tình trạng thiếu vitamin D cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong mối liên hệ giữa trầm cảm và các vấn đề liên quan đến trí nhớ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 điều nên làm khi nghi ngờ mình mắc chứng trầm cảm.

Trang Hương - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 18/10/2024

    Bạn có đánh răng đúng cách không?

    Đánh răng rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và đây là cách đánh răng đúng - theo các chuyên gia.

  • 18/10/2024

    Phòng chống sốt xuất huyết giao mùa: Những điều cần biết và cách bảo vệ gia đình

    Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn biến nặng.

  • 18/10/2024

    Bạn đã biết đến 5 cách cắt giảm đường để giảm cân nhanh hơn?

    Những người hảo ngọt sẽ hiểu khó khăn trong chế độ ăn kiêng khi phải cắt giảm đường. Tham khảo cách nói không với những món ăn có đường gây bất lợi cho quá trình giảm cân và sức khỏe.

  • 17/10/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm não Nhật Bản

    Chế độ nuôi dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân viêm não Nhật Bản. Dinh dưỡng hợp lý cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân hồi phục và giảm thiểu các di chứng.

  • 17/10/2024

    Vượt qua triệu chứng “trầm cảm mùa thu”

    Thiên nhiên ảm đạm trong thời tiết mùa thu khiến con người dễ buồn chán.

  • 17/10/2024

    Bổ sung vitamin K2 cho trẻ NÊN hay KHÔNG?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vitamin K1 quan trọng trong việc dự phòng tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K trong 6 tháng đầu đời, trong khi vitamin K2 đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình khoáng hóa và phát triển xương của trẻ.

  • 17/10/2024

    Tại sao bạn cần xét nghiệm Vitamin D?

    Xét nghiệm vitamin D dùng để đo lượng vitamin D trong máu của bạn, kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có đủ vitamin D hay không. Vậy xét nghiệm vitamin D có ý nghĩa gì và khi nào bạn cần làm xét nghiệm vitamin D, cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 17/10/2024

    Mạng xã hội có thể gây ‘nghiện’: Làm sao để trẻ không ‘nghiện’?

    Chưa có thống kê cụ thể về thời gian vào mạng xã hội hàng ngày, nhưng việc tốn 2-3 giờ đồng hồ cho mạng xã hội là phổ biến với học sinh hiện nay.

Xem thêm