Khi bước ra ngoài trời vào một ngày rét buốt, bạn sẽ cảm thấy đôi bàn tay của mình lạnh cóng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi trong điều kiện khắc nghiệt cơ thể sẽ ưu tiên tưới máu và làm ấm các cơ quan sống còn của cơ thể trước (như tim, não và phổi) sau đó mới đến các chi. Tuy nhiên nếu tay bạn luôn lạnh ngay cả trong thời tiết ấm áp thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.
Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến đôi bàn tay của bạn luôn có cảm giác lạnh dù trong bất cứ thời tiết nào.
1. Hội chứng Raynaud
Căn bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây lạnh các ngón tay, do các mạch máu nhỏ ở các ngón tay bị thu hẹp lại – đôi khi là các mạch máu ở ngón chân, tai và mũi – do phản ứng lại với thời tiết lạnh hay khi căng thẳng, stress. Đợt tấn công của Raynaud, cơ thể hạn chế dòng chảy đến các chi. Điều này làm cho ngón tay và ngón chân lạnh, tê cóng, đau và rồi biến sắc trắng hay xanh tím. Khi các mạch máu được mở rộng và dòng máu quay trở lại, các ngón tay ấm, có thể đỏ và bắt đầu có nhịp đập trở lại. Trong hầu hết các trường hợp, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud. Một tin tốt là hội chứng này chủ yếu gây phiền toái, khó chịu nhiều hơn là có hại cho cơ thể. Việc thay đổi một chút thói quen sinh hoạt như mặc ấm, đeo găng tay khi thời tiết trở lạnh (ngay cả khi lấy đồ ăn trong tủ lạnh), và hạn chế căng thẳng hay xúc động mạnh thường là đủ để kiểm soát tốt căn bệnh này.
2. Bệnh tự miễn
Đôi khi chính một nguyên nhân nào đó bắt nguồn từ hệ miễn dịch lại gây nên hội chứng Raynaud. Lupus – một rối loạn trong đó hệ miễn dịch tự tấn công các mô trong cơ thể; xơ cứng bì – một căn bệnh dẫn đến xơ cứng và hình thành sẹo trên da và mô liên kết; viêm khớp dạng thấp và một số bệnh tự miễn khác đều có thể dẫn đến hội chứng Raynaud. Trường hợp này được gọi là hội chứng Raynaud thứ phát. Một khi căn bệnh chính được chẩn đoán và kiểm soát tốt thì các triệu chứng của hội chứng Raynaud sẽ tự được cải thiện.
3. Suy giáp
Triệu chứng lạnh tay chân xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân suy giáp. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi tuyến giáp bị suy giảm hoạt động, hầu hết các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và cảm giác lạnh các đầu chi. Suy giáp là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở đối tượng phụ nữ và người trên 50 tuổi.
4. Các vấn đề về hệ tuần hoàn
Tuần hoàn máu kém tới các chi xảy ra khi lưu lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng giảm lưu thông trong cơ thể, bao gồm giảm khả năng bơm máu của tim (suy tim), tắc mạch (mảng xơ vữa ở những động mạch lớn và mạch máu nhỏ) hay các nguyên nhân khác. Khi tim không thể bơm đủ máu tới khắp các cơ quan trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy tay chân lạnh cóng và tê cứng – do đây cũng là những vị trí nằm xa trái tim nhất.
5. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không thể sản xuất đủ các tế bào hồng cầu hay lượng hemoglobin trong máu quá thấp. Thiếu máu gây nên thiếu oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể và cũng là lý do gây lạnh bàn tay. Một số nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thiếu máu bao gồm không cung cấp đủ sắt trong chế độ dinh dưỡng, mất máu (do ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt, viêm loét, xuất huyết tiêu hóa), một số bệnh ung thư và rối loại tiêu hóa (bệnh Celiac, bệnh Crohn). Ngoài triệu chứng lạnh bàn tay, thiếu máu còn gây mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, khó thở và da xanh tái. Trong hầu hết các trường hợp, thiếu máu do thiếu sắt và các triệu chứng của nó có thể được điều trị khỏi bắt cách bổ sung sắt.
6. Thiếu hụt vitamin B12
Vitamin B12, chứa nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt da cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu. Thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn tới giảm sản xuất hồng cầu (và hậu quả là gây thiếu máu). Thiếu vitamin B12 là tình trạng khá phổ biến ở những người có thói quen ăn chay, và những người trên 50 tuổi có thể suy giảm khả năng hấp thu loại vitamin này từ thực phẩm. Những người mắc một số rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn hay bệnh Celiac cũng thuốc nhóm có nguy cơ thiếu B12. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện được liệu có phải thiếu vitamin B12 là nguyên nhân gây lạnh tay chân hay không. Nếu đó là nguyên nhân chính thì việc sử dụng viên uống bổ sung B12 có thể giúp giải quyết các triệu chứng trong vòng vài tuần tới một tháng.
7. Hạ huyết áp
Hạ huyết áp hay huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm mất nước, mất máu, sử dụng một số loại thuốc và rối loạn nội tiết tố. Khi bị hạ huyết áp, các mạch máu sẽ chuyển hướng từ các chi và ưu tiên tưới máu tới những cơ quan sống còn trong cơ thể, điều này khiến bàn tay, bàn chân trở nên lạnh cóng. Nếu bạn có những triệu chứng của huyết áp thấp như hoa mắt, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn, yếu cơ và lú lẫn, hãy đi khám bác sỹ ngay.
8. Căng thẳng và lo lắng
Stress có thể gây ra rất nhiều tác động đối với cơ thể, và đôi bàn tay của bạn cũng không phải là một ngoại lệ. Khi bạn phải trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Nồng độ adrenalin tăng cao gây co các mạch máu đầu chi dẫn tới lạnh bàn tay và các ngón đau (cũng như bàn chân và ngón chân). Do vậy, có biện pháp kiểm soát tốt stress có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bạn.
9. Sử dụng một số thuốc
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng chính một số loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể gây ra triệu chứng lạnh bàn tay. Theo các chuyên gia, có rất nhiều loại thuốc có thể gây co mạch, đặc biệt là động mạch, và do vậy một tác dụng phụ phổ biến của chúng là gây ra hội chứng Raynaud. Ví dụ điển hình là các thuốc chẹn beta (thuốc hạ huyết áp), một số thuốc điều trị ung thư, thuốc trị đau nửa đầu và các thuốc trị nghẹt mũi không kê đơn. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để tìm hiểu xem liệu các thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra triệu chứng lạnh các chi hay không.
10. Hút thuốc lá
Nếu bạn vẫn chưa tìm đủ lý do để từ bỏ thuốc lá thì hãy đọc thông tin này: Thành phần nicotine trong khói thuốc lá có thể gây co các mạch máu và gây hình thành mảng xơ vữa bồi đắp trong các động mạch, do đó làm giảm thiểu lưu lượng máu tới các chi.
Thông tim thêm tham khảo tại bài viết: Làm thế nào để giữ ấm cơ thể trong mùa đông?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.