Bước vào tháng 12, cái lạnh của mùa đông càng cảm nhận rõ hơn. Một vài bộ phận cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo People, những bộ phận cơ thể sau nhất thiết cần được giữ ấm vào mùa đông.
Ảnh: Yours.
Vùng bụng
Lạnh bụng rất dễ gây đau dạ dày, đặc biệt đối với những người đã từng bị bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, phụ nữ để vùng bụng nhiễm lạnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đau bụng kinh khi tới kỳ hoặc kinh nguyệt không đều.
Vì vậy, vào mùa đông nên chọn những loại trang phục kín đáo, có thể giữ ấm cho vùng bụng. Buổi tối đi ngủ nên đắp chăn kín vùng bụng.
Chân
Chân được coi như "trái tim thứ hai" của cơ thể con người vì có rất nhiều kinh mạch, nhất là phần dưới mắt cá chân.
Cổ
Thời tiết chuyển lạnh khiến con người dễ bị ho và cảm lạnh, thậm chí ảnh hưởng tới phổi, làm tắc nghẽn mạch máu. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên bảo vệ phần cổ bằng cách quàng khăn ấm.
Khớp gối
Các dây thần kinh ngoại biên bao quanh khớp gối rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa đông, tuần hoàn máu ở khớp gối bị suy giảm, dễ gây đau nhức, sưng đỏ. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm kết hợp với vận động nhẹ khớp gối để bộ phận này chuyển động linh hoạt hơn.
Phần vai
Ít ai ngờ rằng vai lại là bộ phận cơ thể rất dễ nhiễm lạnh. Nếu không được giữ ấm, đôi vai sẽ trở nên đau nhức, gây khó chịu cho cuộc sống thường nhật.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa đông
Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.
Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.
Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.
Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.
Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.
Các chuyên gia cảnh báo một số triệu chứng ở mắt như: Mắt đỏ ngầu, nhạy cảm với ánh sáng, mắt ngứa... có thể "tố" tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của bạn.