Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách để giữ sức khoẻ nếu bạn nhiễm HIV

Nếu bạn không may bị mắc HIV, bạn cần đặc biệt thận trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của mình luôn khoẻ mạnh. Ở người nhiễm HIV, số lượng tế bào T có thể giảm xuống mức thấp đến mức nguy hiểm, dẫn đến trạng thái hệ thống miễn dịch suy yếu gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay AIDS. Tuân thủ điều trị HIV là điều bắt buộc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 10 cách để giữ sức khoẻ nếu bạn nhiễm HIV.

https://www.everydayhealth.com/hiv-aids/staying-healthy-with-hiv.aspx

  1. Ăn thực phẩm lành mạnh để duy trì dinh dưỡng tốt

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khoẻ mạnh khi bị nhiễm HIV. Các thực phẩm như cá, đậu, và các loại hạt chứa protein, có thể giúp bạn phát triển cơ bắp. Việc cung cấp đủ chất đạm là đặc biệt quan trọng, cũng như lượng calo từ carbohydrate và chất béo lành mạnh. Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp bạn cảm thấy no. Duy trì cân nặng khoẻ mạnh bằng chế độ ăn uống phù hợp cũng có thể giúp bạn hấp thụ thuốc điều trị HIV. Người có hệ thống miễn dịch yếu cũng cần chú ý đến an toàn thực phẩm để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do thực phẩm gây ra.

  1. Tránh dùng ma tuý và uống rượu có chừng mực

Nếu bạn bị nhiễm HIV, sử dụng ma tuý và rượu bia có thể làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch vốn đã suy yếu. Gan, là cơ quan giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, có thể bị tổn thương do sử dụng rượu và ma tuý. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết ma tuý và uống rượu có thể làm giảm khả năng kiểm soát của bạn, dẫn đến các hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục không an toàn, quên uống thuốc điều trị HIV đúng giờ và theo quy định. Một số loại thuốc kích thích cũng có thể can thiệp hoặc tương tác nguy hiểm với các loại thuốc dùng để kiểm soát HIV. Nếu uống rượu, hãy uống có chừng mực, 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá 2 ly đối với nam giới.

  1. Chăm sóc răng miệng tốt

Những người nhiễm HIV có nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng. Khi hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại bởi HIV, các tình trạng như mụn cóc ở miệng, mụn rộp, nấm miệng, vết loét miệng có nhiều khả năng sẽ xuất hiện và khó điều trị. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS cũng bị khô miệng, điều này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và gây khó khăn cho việc nhai, nuốt. Bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, đến gặp nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ.

  1. Đừng căng thẳng hoặc ít nhất hãy làm những gì bạn có thể để giảm mức độ căng thẳng

Giảm căng thẳng là một phần thiết yếu trong chế độ điều trị của bạn, bởi vì căng thẳng mạn tính khi sống chung với HIV có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tinh thần của bạn. Căng thẳng cũng có thể cản trở sự thèm ăn, giấc ngủ và các khía cạnh khác trong cuộc sống hàng ngày. Một số cách giúp kiểm soát căng thẳng bao gồm yoga, thiền, tập thể dục và trị liệu. Để có kết quả tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

  1. Hãy thử một liệu pháp thay thế như châm cứu

Nhiều người nhiễm HIV kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc bằng các liệu pháp y học bổ sung và thay thế. Đặc biệt là châm cứu, phương pháp châm cứu vào các huyệt cụ thể trên cơ thể có thể làm giảm một số loại đau mạn tính, châm cứu làm tăng tế bào CD4 ở người bị ung thư. Điều quan trọng là bác sĩ châm cứu phải sử dụng kim tiêm vô trùng, dùng 1 lần.

  1. Hãy cẩn thận và an toàn khi đi du lịch nước ngoài

Nếu bạn bị nhiễm HIV, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi đi du lịch quốc tế. Hãy đặc biệt chú trọng đến thực phẩm và nước uống bạn tiêu thụ. Mặc dù các bệnh do thực phẩm gây ra có thể gây khó chịu và thậm chí nguy hiểm cho những người khoẻ mạnh và có thể trạng tốt nhưng chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong ở những người nhiễm HIV. Việc đi du lịch đến các nước đang phát triển có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội. Khi bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ít nhất trước 4-6 tuần để nhận được lời khuyên về tiêm chủng và thuốc phòng ngừa mà bạn có thể cần, đồng thời dự trữ thêm nguồn cung cấp thuốc điều trị HIV. Xem lại chính sách bảo hiểm y tế của bạn để xem bạn có loại bảo hiểm nào khi đi du lịch.

  1. Để ý đến làn da

Nhiễm trùng da nghiêm trọng không khỏi hoặc không đáp ứng với điều trị đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV thường mắc các bệnh về da đồng thời hoặc dai dẳng vì họ dễ bị nhiễm trùng nhất định hoặc do viêm. Phát ban là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc điều trị HIV. Vì vậy, hãy theo dõi làn da của bạn thật cẩn thận để biết những thay đổi và kiểm tra các vấn đề về da kịp thời.

  1. Khám phụ khoa thường xuyên

HIV làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, vì vậy phụ nữ nhiễm HIV nên đặc biệt lưu ý về việc phết tế bào cổ tử cung lần đầu tại thời điểm chẩn đoán HIV và một năm sau đó. Phụ nữ nhiễm HIV có nhiều khả năng mắc nhiễm trùng nấm men và bệnh viêm vùng chậu tái phát. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng này, hãy đi khám ngay.

  1. Nâng cao kiến thức về HIV

Kiểm soát và nâng cao sức khoẻ bằng cách tìm hiểu các thông tin và HIV và AIDS. Đọc thông tin từ các trang chính thống hoặc hỏi bác sĩ để nắm chắc kiến thức liên quan đến căn bệnh này.

  1. Luôn uống thuốc theo đúng quy định

Hãy đảm bảo tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và uống thuốc theo đúng quy định. Bỏ liều hoặc không dùng thuốc điều trị HIV đúng thời gian theo quy định sẽ khiến virus HIV nhân lên và nồng độ HIV trong cơ thể sẽ cao hơn (được gọi là tải lượng virus) ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Việc tuân thủ liệu pháp kháng virus (ART) có thể giúp bạn đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức thấp. Khi bạn không tuân thủ điều trị, virus cũng có cơ hội kháng lại thuốc điều trị HIV của bạn.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm