Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khì có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm?

Virus cúm (hay gọi tắt là cúm) ảnh hưởng tới 20% dân số Hoa Kỳ mỗi năm. Theo nghiên cứu về bệnh cúm được công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet, tỷ lệ mắc cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 dân, Điều quan trọng là bạn phải nhận ra sớm các triệu chứng để có thể bắt đầu chăm sóc bản thân.

Cổ họng hơi rát ngứa khó chịu, đau nhức cơ thể và sốt đột ngột có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn sắp bị cúm. Virus cúm (hay gọi tắt là cúm) ảnh hưởng tới 20% dân số Hoa Kỳ mỗi năm. Theo nghiên cứu về bệnh cúm được công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet, tỷ lệ mắc cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 dân, Điều quan trọng là bạn phải nhận ra sớm các triệu chứng để có thể bắt đầu chăm sóc bản thân. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc hệ miễn dịch là phải nhanh chóng điều trị, tránh để xảy ra các biến chứng khi mắc cúm. Những lời khuyên này không chỉ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nhanh hơn mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của loại virus rất dễ lây lan này sang những người khác trong cộng đồng của bạn.

Nhận biết dấu hiệu của bệnh cúm

Ban đầu rất dễ nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh thông thường. Mặc dù bệnh cúm có nhiều triệu chứng giống cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh cúm thường nghiêm trọng hơn và xuất hiện nhanh hơn. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh cúm bao gồm:

  • mệt mỏi
  • sốt đột ngột (thường trên 38°C)
  • ngứa hoặc đau họng
  • ho
  • ớn lạnh
  • đau cơ hoặc ê ẩm khắp cơ thể
  • sổ mũi

Bạn hãy nhớ rằng sốt thường xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh cúm, nhưng không phải ai bị cúm cũng bị sốt.

Bạn phải làm gì khi bị cúm?

Nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu cúm, hãy làm theo những lời khuyên sau:

  • Rửa tay thường xuyên
    • để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đặt mục tiêu chà xát 2 tay trong khoảng 20 giây
    • rửa bằng xà phòng và nước trước khi rửa sạch.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi bằng cánh tay thay vì bàn tay của bạn, hoặc hướng chúng vào khăn giấy dùng một lần. Cúm là virus rất dễ lây lan và dễ dàng lây lan qua không khí nếu bạn ho hoặc hắt hơi.
  • Ăn uống lành mạnh để tăng cường miễn dịch. Mặc dù bạn có thể mất cảm giác thèm ăn khi bị ốm nhưng hãy ăn đảm bảo dinh dưỡng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bữa ăn giàu trái cây và rau quả sẽ giúp cơ thể bạn tràn đầy sức sống và giúp chống lại virus.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc và đồ uống điện giải ít đường. Tránh uống rượu và caffeine.
  • Mua những thứ cần thiết như khăn giấy, thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, loại trà yêu thích, trái cây và rau quả tươi để ăn nhẹ khi bạn ở nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy ốm, có lẽ bạn nên nhờ bạn bè hoặc người thân mua sắm giúp bạn.
  • Bạn có thể ở nhà để tránh lây sang đồng nghiệp.

Điều trị bệnh cúm là nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên. Bạn có thể chuẩn bị sẵn khăn lau kháng khuẩn để chống lại sự lây lan của vi trùng.

Những điều không nên làm

Khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm, hãy tránh thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:

  • Đừng đi làm hoặc đi học. Một hoặc hai ngày trước khi các triệu chứng của bạn bắt đầu bạn đã có thể lây lan virus cúm cho mọi người. Nguy cơ lây bệnh kéo dài trong tối đa năm đến bảy ngày sau khi bạn bắt đầu cảm thấy ốm.
  • Đừng bắt tay hoặc ôm mọi người. Việc tiếp xúc gần với mọi người có thể khiến virus cúm lây lan, vậy nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với người khác hoặc chia sẻ đồ ăn thức uống.
  • Đừng thúc ép bản thân. Cúm là một bệnh cấp tính nghĩa là các triệu chứng của bạn sẽ trầm trọng hơn trước khi thuyên giảm.
  • Không cho cơ thể nghỉ ngơi trong vài ngày đầu sau khi các triệu chứng bắt đầu. Thiếu sự nghỉ ngơi có thể kéo dài thời gian để bạn hồi phục.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn và đường vì những thực phẩm này sẽ không cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng.
  • Cố gắng không bỏ bữa. Ăn một chút là được rồi. Mặc dù bạn có thể không có nhu cầu ăn uống khi bị cúm nhưng cơ thể vẫn cần dinh dưỡng và năng lượng để chống lại virus. Súp, sữa chua, trái cây, rau, bột yến mạch và nước hầm xương đều là những lựa chọn tuyệt vời.
  • Đừng mạo hiểm đến những nơi đông người vì bệnh cúm rất dễ lây lan.
  • Hãy thận trọng với các phương thuốc thảo dược chưa được chứng minh. Nếu như bạn muốn thử một phương pháp điều trị bằng thảo dược, hãy cẩn thận. Các loại thảo mộc và chất bổ sung không được FDA xem xét kỹ lưỡng về chất lượng, bao bì và an toàn. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung
  • Đừng hút thuốc. Cúm là bệnh hô hấp và hút thuốc sẽ kích thích phổi và làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần ở nhà và nghỉ ngơi là an toàn nếu bạn bị cúm. Nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn thuộc bất kỳ trường hợp nào dưới đây.

Bạn được coi là có nguy cơ cao

Một số người có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cúm, như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA), những người có nguy cơ cao bao gồm:

  • những người từ 65 tuổi trở lên
  • trẻ em từ 18 tuổi trở xuống đang dùng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi
  • những người có bệnh mãn tính (chẳng hạn như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim)
  • những người có hệ thống miễn dịch kém, suy giảm
  • phụ nữ đang mang thai và cho con bú nhất là giai đoạn hai tuần sau khi sinh

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu sớm nhất của bệnh cúm. Bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc kháng virus. Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Bạn đang gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng

Đối với người lớn, các dấu hiệu khẩn cấp bao gồm:

  • khó thở hoặc hụt hơi
  • đau ngực
  • lờ đờ, mệt mỏi
  • nôn dữ dội hoặc dai dẳng
  • chóng mặt đột ngột

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng cúm diễn biến nặng gồm:

  • khó thở
  • da xanh
  • cáu gắt
  • sốt kèm theo phát ban
  • bỏ ăn, bỏ uống
  • không có nước mắt khi khóc

Các triệu chứng giống cúm trở nên tốt hơn nhưng sau đó trở nên nặng hơn

Hầu hết mọi người khỏi bệnh cúm trong vòng một đến hai tuần. Những người khác sẽ bắt đầu khỏi bệnh nhưng sau đó nhận thấy tình trạng của họ xấu đi nhanh chóng và cơn sốt lại tăng cao. Nếu điều này xảy ra, điều đó có thể có nghĩa là bạn bị biến chứng cúm như viêm phổi, nhiễm trùng tai hoặc viêm phế quản. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm