Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 cách chăm sóc da khi bị zona

Herpes zoster, còn được gọi là bệnh zona, là một căn bệnh do virus varicella-zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu, gây ra. Sau khi bạn khỏi bệnh thủy đậu khi còn nhỏ, virus sẽ nằm im trong các tế bào thần kinh của bạn. Đối với nhiều người, virus không bao giờ xuất hiện lặp lại. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trung bình khoảng 1 trong 3 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, virus sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh zona.

Bạn có nhớ cơn thủy đậu thời thơ ấu gây ngứa, rát và phát ban đau đớn khắp cơ thể không? Nếu bạn gặp các triệu chứng tương tự khi trưởng thành, bạn có thể đang phải đối mặt với bệnh zona. Herpes zoster, còn được gọi là bệnh zona, là một căn bệnh do virus varicella-zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu, gây ra. Sau khi bạn khỏi bệnh thủy đậu khi còn nhỏ, virus sẽ nằm im trong các tế bào thần kinh của bạn.

Đối với nhiều người, virus không bao giờ xuất hiện lặp lại. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trung bình khoảng 1 trong 3 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, virus sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh zona. Trong khi hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người trên 50 tuổi, bệnh zona có thể xảy ra trước 40 tuổi, nhưng Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết trường hợp này rất hiếm.

Phát ban do bệnh zona thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Và mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng virus có thể gây phát ban đau đớn và gây ra nhiều khó chịu. Tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể làm nhiều việc để chăm sóc làn da của mình và giảm đau trong khi vết phát ban lành lại.

1. Gặp bác sĩ điều trị zona hoặc bác sĩ da liễu

Bạn hãy hẹn gặp bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona, lý tưởng nhất là trong vòng 2 đến 3 ngày kể từ khi phát ban. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng và kê đơn thuốc kháng virus nếu cần thiết. Bạn có thể sẽ nhận thấy những dấu hiệu này vài ngày trước khi phát ban xuất hiện:

  • đau
  • nóng rát
  • ngứa ran

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, bắt đầu dùng thuốc kháng virus trong vòng 72 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên có thể giúp bạn:

  • giảm triệu chứng
  • giảm thời gian bạn mắc bệnh zona
  • giảm nguy cơ biến chứng

Xem thêm Bạn có thể bị zona khi chưa từng bị thủy đậu không?

2. Chăm sóc vết ban hàng ngày

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm sau khi hẹn gặp bác sĩ là bắt đầu chăm sóc vết phát ban tại nhà cho đến khi khỏi hẳn. Nói chung, phát ban dạng mụn nước sẽ đóng vảy khoảng 7 đến 10 ngày sau khi xuất hiện. Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, thông thường phải mất từ 2 đến 4 tuần để bệnh biến mất hoàn toàn. Trong thời gian này, hãy làm theo các bước sau mỗi ngày:

  • Nhẹ nhàng rửa vùng bị ảnh hưởng bằng chất tẩy rửa không mùi thơm.
  • Hãy để vết zona khô.
  • Bôi thuốc theo hướng dẫn
  • Băng vết thương bằng băng vô trùng hoặc gạc không dính.
  • Rửa tay thật kỹ.

Để giúp giảm đau và ngứa, hãy làm như sau nếu cần:

  • Chườm mát trong vài phút.
  • Ngâm mình trong bồn tắm êm dịu.
  • Sử dụng kem dưỡng da calamine nhưng chỉ sau khi các mụn nước đã đóng vảy.

3. Tránh gãi các vết phồng rộp

Bạn có thể muốn gãi hoặc chọc vào mụn nước, đặc biệt nếu chúng khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên tốt nhất là bạn không nên động vào chúng vì cuối cùng chúng sẽ đóng vảy và rơi ra. Gãi vào mụn nước hoặc vảy có thể dẫn đến bội nhiễm và để lại sẹo. Làm sạch và che vết mụn nước do zona thường xuyên bằng băng vô trùng mới có thể giúp giảm khả năng bạn bị nổi mẩn đỏ.

4. Thực hiện băng vết phát ban mụn nước đúng cách

Giữ sạch vết phát ban là một phần của quá trình. Cách thứ hai là đảm bảo bạn băng bó đúng cách, đặc biệt nếu vết phát ban vẫn chảy nước. Khi đối phó với vết phát ban đau do bệnh zona, cách tốt nhất của bạn là sử dụng băng một cách thoải mái, không băng quá chặt, và đảm bảo vô trùng. Khi thay băng, hãy để da khô trước khi băng lại bằng băng mới.

Ngoài việc bảo vệ vết phát ban, việc băng bó còn ngăn bạn truyền virus varicella-zoster sang người khác. Hãy nhớ băng lại những vùng phát ban chưa đóng vảy. Mặc dù bệnh zona không lây nhưng virus gây bệnh có thể truyền sang bất kỳ ai chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine thủy đậu. Theo các chuyên gia nếu người chưa bị hoặc chưa tiêm phòng thủy đâu khi tiếp xúc da kề da với chất lỏng chảy ra từ mụn nước zona, họ có thể bị thủy đậu.

5. Cân nhắc sử dụng kem bôi hoặc miếng dán

Bệnh zona có thể rất đau đớn. Nếu bạn cần trợ giúp để kiểm soát cơn đau, bác sĩ có thể kê toa một loại kem hoặc miếng dán giảm đau tại chỗ. Chúng có chứa lidocain hoặc thuốc phong bế thần kinh khác dành cho da. Một loại kem chống ngứa có chứa thuốc kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine cũng có thể giúp bạn giảm bớt cơn ngứa. Sau khi vết phát ban đã đóng vảy, bạn có thể thử dùng kem bôi để làm dịu các triệu chứng còn sót lại. Hãy tìm sản phẩm có chứa:

  • lô hội
  • calamin
  • capsaicin
  • bột yến mạch dạng keo

Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid hoặc acetaminophen. Bạn hãy nhớ luôn làm theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

6. Thử điều trị tại nhà

Bạn không cần những sản phẩm chăm sóc da đắt tiền để giảm ngứa và đau. Thay vào đó, khi phát ban đang rầm rộ cấp tính trên da bạn hãy dùng một số sản phẩm gia dụng. Ví dụ, hỗn hợp sệt làm từ baking soda và bột ngô bôi trực tiếp lên vết phát ban có thể mang lại hiệu quả tốt.

Ngoài ra, phương pháp điều trị tự làm này còn giúp làm khô vết loét để chúng có thể lành nhanh hơn. Dùng bột bắp và baking soda trộn đều với nước với tỷ lệ bằng nhau. Thêm lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt khi trộn nguyên liệu. Bội hỗn hợp lên vết phát ban trong vài phút cho đến khi khô, sau đó nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước.

Đọc thêm tại Một người có thể bị zona nhiều lần không?

7. Biết những điều nên và không nên khi tắm

Sử dụng nhiệt độ nước phù hợp khi tắm có thể tạo ra sự khác biệt lớn về cảm giác và khả năng hồi phục của làn da. Tốt nhất, bạn nên tắm bằng nước mát hoặc nước ấm và tránh nước quá nóng.

Bạn cũng có thể chườm gạc ướt, mát lên vết phát ban và mụn nước. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên ngâm một chiếc khăn sạch trong nước lạnh và đặt miếng vải lên trên vùng bị ảnh hưởng vài lần trong ngày, mỗi lần 5 đến 10 phút. Bạn nên tránh chà xát khăn lau, bọt biển hoặc chất tẩy da chết lên vùng da đó.

Bạn cũng có thể thêm bột yến mạch hoặc bột ngô vào nước tắm để giảm ngứa. Chỉ cần nhớ lau khô da nhẹ nhàng sau khi ra khỏi bồn tắm. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng da calamine để làm dịu da hoặc giữ cho da khô và băng lại nếu da vẫn chảy nước.

8. Mặc quần áo rộng rãi

Mặc quần áo rộng rãi, bằng sợi tự nhiên như cotton là rất quan trọng trong khi vết phát ban do bệnh zona đang lành. Quần áo quá chật có thể cọ xát vào vết phát ban và gây kích ứng nếu không được băng bó. Vì phát ban do bệnh zona thường xuất hiện trên thân mình nên bạn có thể chỉ cần chọn áo sơ mi, áo nỉ hoặc áo rộng thoải mái. Ngay cả khi được băng bó, mặc áo sơ mi rộng hơn có thể làm giảm kích ứng trên da. Nếu bạn cần đeo khẩu trang và bị phát ban do bệnh zona ở mặt hoặc cổ, hãy cân nhắc băng bó vùng dưới khẩu trang cho đến khi các mụn nước lành hẳn.

Nếu phát ban do bệnh zona ảnh hưởng đến vùng da quanh mắt hoặc chóp mũi, bạn nên khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Nếu bạn không thể nhìn thấy, hãy đến gặp bác sĩ da liễu hoặc đến khoa cấp cứu để được điều trị ngay lập tức.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm