Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị yếu và không đảm bảo các chức năng, người nhiễm HIV sẽ bị sụt cân, hao mòn và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS làm cho bệnh nhân nặng thêm. Do vậy, việc cần biết các thực phẩm tốt để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người nhiễm HIV là vô cùng quan trọng.
Người nhiễm HIV cần ăn nhiều carbohydrate
Carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể và có thể dễ dàng bổ sung qua các loại thực phẩm như: Bánh mì, mỳ ống, cơm, ngũ cốc, khoai tây…
Carbohydrate có các hình thức khác nhau:
Carbohydrate đơn giản
Dễ tiêu hóa hơn nhưng có thể khiến lượng đường trong máu tăng mạnh. Carbohydrate đơn giản bao gồm đường (được tìm thấy trong đồ ngọt, nước ngọt), gạo trắng và bột mì trắng... và cũng có thể xuất hiện trong trái cây và sữa.
Carbohydrate phức tạp (còn gọi là tinh bột)
Cần nhiều thời gian hơn để cơ thể tiêu hóa và thường chứa nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng so với carbohydrate đơn giản. Carbohydrate phức tạp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu (các loại đậu), rau có tinh bột như ngô và khoai tây và gạo lứt. Do mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, carbohydrate phức tạp không làm cho lượng đường trong máu tăng mạnh như carbohydrate đơn giản.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Người nhiễm HIV cần ăn nhiều protein
Protein giúp cơ thể xây dựng và duy trì cơ bắp. Trong thời gian bị nhiễm trùng, protein được lưu trữ trong cơ bắp có thể bị đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mất cơ bắp (còn được gọi là lãng phí cơ bắp).
Điều quan trọng là phải cố gắng ăn ít nhất ba phần protein mỗi ngày. Người nhiễm HIV nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein vào bữa ăn hàng ngày bao gồm: Thịt nạc (bao gồm thịt bò, thịt gà và thịt lợn), cá, phô mai, sữa chua, trứng, các loại đậu…
Một số nguồn protein động vật có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và nên được sử dụng ở mức độ vừa phải. Đặc biệt nếu bạn bị tăng cholesterol hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.
Người nhiễm HIV cần ăn nhiều chất xơ, nước
Cơ thể người nhiễm HIV cần một đường ruột khỏe mạnh để có được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm, chất bổ sung và thuốc. Thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe đường ruột, bao gồm yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu, hoa quả và rau…
Ngoài ra, người nhiễm HIV cần uống nhiều nước, nước ép, trái cây tươi và rau quả có thể giúp bạn tiêu hóa và loại bỏ chất thải qua nước tiểu và phân. Không những thế nó còn giúp giảm tác dụng phụ của thuốc.
Người nhiễm HIV nên tích cực ăn các loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm.
Người nhiễm HIV ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giảm viêm
Người nhiễm HIV nên tích cực ăn các loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm. Bao gồm các loại rau lá xanh như củ cải, cải xoăn và rau bina, bông cải xanh, rau cần tây, các loại cá, trái cây (việt quất, anh đào, dứa và dâu tây), các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó), dầu ô liu, các loại gia vị…
Những người nhiễm HIV cần nhiều vitamin hơn. Cơ thể có thể nhận được tất cả các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) từ thực phẩm. Nếu không nhận được đầy đủ vi chất dinh dưỡng có thể gây ra thiếu máu.
Điều cuối cùng người nhiễm HIV cần tuân thủ khuyến cáo của thầy thuốc về an toàn thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm. Điều này rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng hoặc nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm, cần thực hiện:
Rửa tay trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn.
Rửa tất cả các loại trái cây và rau quả cẩn thận.
Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín hoặc các loại gỏi.
Sử dụng nước đóng chai hoặc nước lọc nếu nguồn nước công cộng không an toàn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng, chống lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.