Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xây dựng thói quen đảm bảo sức khỏe toàn diện cho trẻ em

Đang là thời điểm bắt đầu mùa nghỉ lễ tết và cũng là thời điểm tuyệt vời giúp bạn có thể chấn chỉnh lại một số thói quen của con bạn.

Hiệp hội nhi khoa Mỹ  gợi ý cho bạn một số danh sách các thói quen mà bạn nên động viên con cố gắng làm như sau:

Đối với trẻ nhỏ

  • Dọn sạch đồ chơi và để đúng đồ chơi vào nơi quy định
  • Tự chải răng hai lần mỗi ngày
  • Nhớ rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Học cách lau dọn bàn sau khi ăn xong
  • Thân thiện với mọi động vật, xin phép chủ của vật nuôi nếu như muốn cho con vật ăn
  • Đối xử thân thiện với các bạn khác, luôn cần một người bạn, không buồn bã không cô độc
     
  • Luôn nói chuyện với bố mẹ hoặc  một người lớn có thể tin tưởng khi cần giúp đỡ hoặc khi sợ hãi.

Lứa tuổi thiếu niên

  • Uống sữa ít chất béo và nước hầu hết các ngày trong tuần. Còn lại có thể uống sô đa hoặc nước hoa quả
  • Chăm sóc da bằng cách bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài trời nắng hoặc cố gắng ở trong bóng râm mát, hoặc phải đội mũ, đeo kính mắt, nhất là khi chơi thể thao.
  • Chăm chỉ chơi thể thao ( bóng rổ, bóng đá)  hoặc tham gia các các hoạt động ngoài trời ( nhảy dây, học nhảy, đạp xe…) mà trẻ thích và tham gai các hoạt động đó ít nhất ba tuần một lần
  • Luôn đội mũ bảo hiểm khi đạp xe, trượt patin…
  • Luôn thắt dây an toàn và ngồi ghế sau mỗi khi đi ô tô
  • Luôn thân thiện với các bạn khác và cho các bạn chơi cùng với mình
  • Nói với người lớn về việc bị bắt nạt ở trường và tìm cách để giữ an toàn cho bản thân.
  • Giữ an toàn cá nhân, không cung cấp số điện thoại, địa chỉ nhà, tên trường, tên của mình cho người lạ. Không gửi ảnh cho một người lạ chat trên mạng nếu như không có sự cho phép của bố mẹ
  • Hứa sẽ cố gắng sẽ tuân theo đúng các luật ở nhà về việc chơi game hoặc sử dụng internet
     

Lứa tuổi vị thành niên

  • Cố gắng ăn hai phần hoa quả và rau mỗi ngày, chỉ uống sô đa trong những dịp đặc biệt
  • Chăm sóc bản thân thông qua các hoạt động thể chất lành mạnh và ăn đúng và đủ số lượng các lọai thực phẩm.
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông cho mục đích học tập, không chọn các chương trình giải trí mang tính bạo lực. Mỗi ngày chỉ dành 1-2 giờ cho việc tiếp xúc với các loại màn hình điện tử (ti vi, máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại). Chấp hành các luật do bố mẹ đề ra về việc chơi game và sử dụng internet.
  • Giúp đỡ người gặp hoạn nạn khó khăn, tham gia vào các công việc mang tính chất vì cộng đồng
  • Khi giận dữ hoặc bị stress sẽ cố gắng vượt qua bằng những cách lành mạnh như tập thể dục, đọc sách, viết báo hoặc tâm sự với bố mẹ, bạn bè và tìm những cách hữu ích để giải quyết khó khăn
  • Học cách đối mặt với các quyết định khó khăn, tâm sự về những lựa chọn của mình với những người lớn có thể tin tưởng.
  • Khi gặp rắc rối với bạn bè, bị bắt nạt hoặc có những hành động liều lĩnh phải nói với người lớn để tìm ra cách gỡ rối các vấn đề
  • Luôn cẩn trọng với người mà mình đang hẹn hò, luôn tôn trọng bạn, không ép buộc bạn làm những điều mà họ không muốn, không sử dụng vũ lực và mong bạn mình cũng đối xử với mình như vậy
     
  • Kiên quyết chống lại trước sức hút của việc bị mời mọc hút thuốc lá, dùng chất kích thích và rượu, và không sử dụng thuốc lá điện tử
  • Đồng ý với việc không sử dụng điện thoại di động để nhắn tin khi đi xe và luôn thắt đai an toàn khi đi ô tô.
Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthychildren
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm