Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 hoạt động Montessori giúp trẻ 0 đến 3 tuổi

Từ những nguyên, vật liệu vô cùng gần gũi và có sẵn tại nhà, các bố mẹ có thể tổ chức một số hoạt động Montessori đơn giản nhưng thú vị cho các con.

Những hoạt động Montessori này đều vô cùng đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà, giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo và chính xác của đôi tay, tăng khả năng tập trung cũng như trí tưởng tượng.

Bà Maria Montessori có một câu nói nổi tiếng là: 'Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh loài người', vì thế phương pháp Montessori rất chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm và khám phá thế giới qua đôi bàn tay. Trẻ sẽ dùng đôi bàn tay của mình để khám phá, cảm nhận, thực hành cuộc sống liên tục với các hoạt động đa giác quan phong phú và vô cùng thú vị. Bởi vì 'đôi tay làm cái gì thì tâm trí khắc ghi cái đó', nên một đôi bàn tay bận rộn chính là hình ảnh của một trí não đang phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện.

Dưới đây là những gợi ý cho hoạt động khám phá thế giới qua đôi bàn tay cho trẻ từ 3-6 tuổi, đây là những hoạt động giúp trẻ phát triển các giác quan một cách mạnh mẽ, rèn luyện sự khéo léo và vận động tinh cho đôi bàn tay, ngoài ra còn là bài tập giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng tập trung rất hiệu quả.

1. Bóc hạt đậu vào lọ

Hoạt động này giúp trẻ phát triển giác quan, sự khéo léo của đôi tay và khả năng phối hợp tay mắt.

Trẻ và những hạt đậu

Chuẩn bị:

- Một khay đựng các loạt hạt đậu/đỗ kích thước, hình dạng khác nhau.
- Các chai, lọ thấp, miệng rộng.
- Một chiếc thìa gỗ.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Đặt trẻ cùng các dụng cụ, nguyên liệu vào một chiếc thảm.

- Đổ đậu/đỗ vào khay, xếp các lọ bên cạnh khay và hướng dẫn trẻ xúc bằng thìa gỗ hoặc bốc bằng tay đậu/đỗ vào từng chai/lọ một.

2. Gắp rau củ quả

Giúp trẻ rèn luyện sự chính xác của đôi tay và khả năng nhận biết các loại thực phẩm thông qua hoạt động này.

Trẻ với trò chơi gắp củ quả

Chuẩn bị:

- Một thớt gỗ với các loại rau của quả đã được thái nhỏ. Tùy từng độ tuổi của trẻ bố mẹ có thể thái rau củ quả với các kích thước to nhỏ khác nhau.

- Một bát to lớn để đựng rau củ quả cho trẻ gắp vào.

- Một dụng cụ gắp rau củ. Nên chọn loại dụng cụ vừa vặn với bàn tay của trẻ.

Hướng dẫn thực hiện họat động:

- Bố mẹ có thể thái các loại rau củ khác nhau theo kích cỡ phù hợp với độ tuổi, sự khéo léo của trẻ, khi thái nên để trẻ đứng bên cạnh và giới thiệu với trẻ tên của từng loại rau củ quả. Đối với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn trẻ tự thái rau củ.

- Làm mẫu cho trẻ cách dùng dụng cụ gắp rau củ để gắp từ thớt gỗ vào bát lớn. Để trẻ thực hiện cho đến khi gắp hết rau củ từ thớt vào bát. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể chuẩn bị nhiều bát lớn để hướng dẫn trẻ vừa gắp, vừa phân loại các rau củ quả theo từng bát.

3. Chơi màu nước

Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, nhận biết màu sắc.

Màu nước sẽ khiến trẻ thích thú

Chuẩn bị:

- Màu nước an toàn cho trẻ nhỏ
- Cọ vẽ
- Áo nilon 
- Khay nhựa
- Giấy khổ lớn

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Pha màu nước ra khay cho trẻ.
- Hướng dẫn/làm mẫu cho trẻ cách dùng chổi vẽ phết màu lên bàn tay.
- Dùng tay đã phết màu in lên giấy.
- Bố mẹ cũng có thể để con tự do dùng tay để nghịch màu, in màu theo cách mình thích, không nhất định phải dùng chổi vẽ.

4. Chơi với miếng xốp/bọt biển

Phát triển giác quan của trẻ.

Bọt biển cũng có thể là đồ chơi của tre

Chuẩn bị:

- Một miếng xốp nhỏ hoặc miếng bọt biển nhỏ
- Một chút sữa tắm trẻ em tạo bọt
- Một xô nước, khay nhỏ đựng nước.
- Áo nilon giúp trẻ không bị ướt quần áo.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Chuẩn bị xô nước nhỏ, pha một chút sữa tắm trẻ em vào nước đủ để tạo bọt.
- Trao cho trẻ miếng xốp hoặc bọt biển rồi làm mẫu cho trẻ nhúng miếng xốp vào nước, nguấy nước để tạo bọt rồi bóp miếng miếng xốp để vắt nước, bọt...

5. Chơi với đất nặn

Rèn luyện và nâng cao khả năng tập trung của trẻ. Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Phát triển giác quan của trẻ.

Đất nặn là đồ chơi yêu thích của trẻ

Chuẩn bị:

- Đất nặn an toàn các màu sắc
- Thanh cán bột
- Dụng cụ cắt, tạo hình đất nặn (dao nhựa, khuôn nhựa...)
- Giấy in hình chữ cái, hình vẽ...

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

- Trẻ có thể tự do khám phá các viên đất nặn theo cách mà mình muốn.
- Bố mẹ có thể làm mẫu, hướng dẫn trẻ dùng thanh cán bột cán mỏng bột để dùng khuôn tạo hình, nặn các thanh bột dài để dùng dao cắt, hoặc cấu từng miếng đất nặt nhỏ để 'dán' lên viền hình chữ cái, hình vẽ được in trên giấy.

An An - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm