Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệt nửa người do tai biến mạch máu não hồi phục ra sao?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng não bị tắc hoặc vỡ làm vùng não đó bị tổn thương, hậu quả là phần cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động thường gặp là liệt nửa người.

Bệnh thường xảy ra ở người trên 45 tuổi trong đó 2/3 xảy ra ở tuổi trên 65. Bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh tim mạch. Trường hợp qua cơn hiểm nghèo thì cũng để lại nhiều di chứng ở các mức độ khác nhau và dẫn đến tàn tật nhiều nhất.

Cảnh giác với các nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, tiền sử gia đình, tăng huyết áp, các bệnh lý tim, rối loạn lipit máu, béo phì, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, uống rượu, uống thuốc ngừa thai, tăng axit uric máu...

Dấu hiệu lâm sàng

Khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh, có các dấu hiệu thần kinh khu trú kéo dài quá 24 giờ bao gồm rối loạn vận động, cảm giác, tri giác, nhận thức, ngôn ngữ, giác quan (thị lực, thị trường...).

Chẩn đoán xác định bằng: Chụp CT hoặc MRI sọ não; siêu âm mạch cảnh; chụp động mạch não. Chúng ta nên biết giờ vàng để cấp cứu tai biến mạch não là trong 3 giờ đầu từ khi có biểu hiện của tai biến. Sau quá trình điều trị tích cực thì giai đoạn phục hồi các di chứng rất quan trọng.

Thầy thuốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An giúp người bệnh hồi phục sau tai biến.

Sau đây là các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Giai đoạn đầu (liệt mềm)

Các kỹ thuật vị thế: Đặt tư thế đúng trên giường (nằm ngửa, nằm nghiêng sang bên lành, nằm nghiêng sang bên liệt), tư thế đúng khi ngồi trên giường, trên ghế  hoặc xe lăn...

Vận động trị liệu: Tập vận động thụ động các khớp bên liệt; Khớp vai: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài; Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay; Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay; Các ngón tay: Gấp, duỗi, dạng, khép các ngón tay; Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài; Khớp gối: Gấp, duỗi; Khớp cổ chân: Gấp, duỗi; Các ngón chân: Gấp, duỗi, dạng, khép; Ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu: Có thể can thiệp sớm kết hợp tâm lý trị liệu.

Giai đoạn sau (liệt cứng)

Vận động trị liệu; Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động;  Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi; Tập dáng đi; Tập thăng bằng (các tư thế); Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp; Hoạt động trị liệu: Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, tập bắt buộc sử dụng tay liệt, gương trị liệu; Ngôn ngữ trị liệu: Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn), tập nuốt..; Vật lý trị liệu: Cung cấp dụng cụ chỉnh trực (máng, nẹp...) và dụng cụ trợ giúp (khung tập đi, nạng, gậy...) kết hợp tâm lý trị liệu.

Hồi phục tại nhà

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.

Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.

Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc. Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.

Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: Chấp nhận những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người khuyết tật.

Việc làm và thu nhập: Khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phải học một nghề mới hoặc có những hoạt động tạo thu nhập.

Lời khuyên của thầy thuốc

Phòng ngừa theo nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cụ thể là: Thay đổi lối sống; Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc, không uống rượu; Ăn uống điều độ; Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao; Sống vui vẻ tránh căng thẳng; Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp.

Sau khi ra viện, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng tại nhà trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bệnh nhân cần được khám lại ít nhất 06 tháng một lần tại các cơ sở phục hồi chức năng gần nhất; hoặc khi có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến cơ sở phục hồi chức năng để tiếp tục được khám và phục hồi chức năng.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm