Dấu hiệu của stress ở tuổi dậy thì
Khi mụn lan tràn trên khuôn mặt, bạn nghĩ là có thể có sự thay đổi lượng hoóc môn trong người nhưng còn một nguyên nhân khác nữa đó là stress. Có nhiều nguyên nhân gây ra stress ở tuổi dậy thì, nhiều khi bắt nguồn từ những thứ rất vớ vẩn như việc cãi nhau với bạn bè ở trường, việc kiểm tra môn lịch sử hoặc là những việc nghiêm trọng hơn như là xung đột trong gia đình.
Stress thực ra là những việc mà con người ta cảm thấy không thể giải quyết được, vì vậy để tránh một việc không trở thành stress thì các bạn trẻ nhớ là hãy học cách đối phó với chúng từ những người nhiều kinh nghiệm và có thể thấu hiểu được những vấn đề mình đang gặp phải.
Có những khi bạn thấy bạn bè xung quanh mình sao ai cũng lắm điều nhiều lời, ai cũng khiến bạn khó chịu đến thế. Đó có nghĩa là bạn đang bị stress rồi bạn trẻ ơi! Hãy mỉm cười và cho qua tất cả mọi chuyện đi. Mỉm cười là liều thuốc tốt nhất để thay đổi tâm trạng buồn bực của bạn và là cách để xóa đi những căng thẳng trong cuộc sống.
Khi nghe một bản nhạc sôi động, bạn muốn đứng lên nhảy nhót hay bạn thờ ơ không để ý đến? Có thể là bạn đang mệt mỏi, nhưng không phải là sự mệt mỏi thể xác đâu mà là sự mệt mỏi trong tinh thần đấy. Sự mệt mỏi trong tinh thần là do những căng thẳng âm thầm gây ra trong một thời gian dài như việc bạn bị bắt nạt ở trường hoặc những xung đột trong gia đình.
Đừng để những điều đó làm bạn thêm mệt mỏi nữa. Hãy quay lại với những hoạt động mà bạn ưa thích như nhảy, thể dục hoặc chạy. Chúng sẽ giúp bạn thư giãn, cung cấp năng lượng và cải thiện tâm trạng buồn bã của bạn, đặc biệt là những hiệu ứng này đến rất nhanh và kéo dài trong nhiều giờ.
Ok, việc này không có gì bất ngờ nhất là khi bạn có một trái tim hoang dã, tươi trẻ. Đó chẳng qua là cách cơ thể bạn phản ứng với những tình huống khó đỡ nhất. Những tình huống này là một dịp tốt để bạn luyện tập cách đối phó với những stress nhẹ. Những dấu hiệu hồi hộp như tim đập nhanh, mắt căng ra để nhìn cho rõ, máu dồn nhiều lên các cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều hơn biết đâu sẽ giúp bạn lập một cú trúng lớn trong trận đấu bóng chẳng hạn.
Nếu như sau đó bạn không thể thư giãn được thì hãy nói chuyện với một người lớn đáng tin cậy về những lo lắng của bạn và hãy thư giãn theo cách riêng của bạn mỗi ngày để vượt qua những stress nho nhỏ này nhé.
Có những khi bạn ăn như điên như dại, bạn ăn không biết no nhưng cũng chẳng thấy ngon? Nhưng có khi bạn lại chẳng muốn ăn gì và bạn cũng không thấy đói? Đó là những dấu hiệu của stress và chúng chẳng tốt lành một chút nào vì chúng đang hạ gục mọi năng lượng của bạn khiến bạn không kiểm soát được việc ăn uống. Nếu cảm thấy mình đang bị stress hãy chọn những loại thực phẩm lành mạnh giúp bạn chiến đấu với stress như rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc cùng với các thực phẩm giàu protein như phô mai ít béo.
Đừng bao giờ nghĩ rằng đồ ăn vặt mới giúp bạn vượt qua những cơn khủng hoảng, chúng chỉ càng tích thêm năng lượng xấu cho cơ thể thôi.
Nếu bạn hay bị mọc mụn nước đáng ghét trên đôi môi xinh xắn thì stress sẽ càng làm cho chúng thêm cơ hội bung ra và gây ra sự lở loét trên miệng bạn. Bạn có thể hỏi bác sỹ về loại kem bôi để xóa bay chúng đi và giúp miệng bạn đỡ đau hơn. Hoặc có một cách tốt hơn là hãy tạo một danh sách các hoạt động và áp lực, thậm chí các cuộc gọi tâm sự của bạn thân và xem xem bạn có thể cắt giảm việc gì không để đỡ tốn công sức quan tâm. Ngoài ra bạn có thể xả stress bằng cách đi bộ 20 phút ngoài trời, vừa đi vừa nghe nhạc cũng được.
Khi bị stress, bạn không thể tập trung học hành tại trường hoặc tại nhà cho đến khi bạn vượt qua được. Nếu bị stress trường xuyên, việc học hành của bạn thậm chí là sẽ trượt dốc không phanh. Hãy đánh bại stress và vực dậy việc học hành bằng cách học nhóm hoặc học bài với một người bạn học tốt nhưng phải chắc chắn rằng người bạn đó không gây thêm áp lực nào cho bạn.
Căng thẳng có thể khiến các cơ ở vùng đầu-mặt-cổ bị siết chặt dẫn đến việc bạn đau đầu một cách âm ỉ và đau nhiều chỗ xung quanh đầu. Hãy chặn việc đau đầu trước khi nó xảy ra. Thường thì nó xảy ra khi bạn học bài, sử dụng máy tính hoặc điện thoại. Hãy làm một vài động tác thư giãn vùng lưng, đầu cổ và những động tác làm máu lưu thông lên não tốt hơn.
Căng thẳng là nỗi đau trong lòng- đó là sự thật theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Các dây thần kinh trong dạ dày và ruột rất nhạy cảm, chúng có thể gây ra những cơn đau mạnh hơn khi bạn bạn đang chịu rất nhiều căng thẳng. Hãy tìm cách để xoa dịu cả tâm trí và cơ thể. Đặt tay lên bụng, hít một hơi thật dài, căng cơ bụng lên, thở ra từ từ bằng mũi hoặc miệng. Lặp đi lặp lại động tác này trong 10-20 phút, một ngày làm từ một đến hai lần. Hãy thử cách này xem bạn có thấy thoải mái và dễ chịu hơn không.
Nếu bạn sử dụng chất kích thích hoặc rượu để đối phó với stress, có thể bạn sẽ tạm thời quên đi được lo lắng nhưng đó là một cách vô cùng nguy hiểm. Bạn nghĩ rằng bạn chỉ dùng một ít thôi, chỉ dùng lúc này thôi để quên đi hiện tại nhưng chỉ cần một chút đó thôi cũng đủ cho bạn bắt đầu thói quen phụ thuộc vào chúng khi có stress. Những thói quen xấu này không giải quyết được vấn đề của bạn đâu! Thay vào đó, hãy tìm đến những chuyên gia tâm lý, nói chuyện với họ và họ sẽ giúp bạn xóa đi những nỗi đau một cách từ từ và tìm ra các giải quyết những khó khăn của bạn.
Một số các phòng chống stress cho tuổi dậy thì
Thông tin thêm trong bài viết: Thay đổi giọng nói ở tuổi dậy thì
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.