Các triệu chứng điển hình của viêm xoang ở trẻ
Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường 5-7 ngày. Viêm xoang cấp khi triệu chứng viêm đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo: sốt cao, trên 39 độ C, thở hôi, ho nhiều về ban đêm, sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh, nhức đầu, đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng, có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.
Viêm xoang mạn tính: các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Trẻ thường có các triệu chứng sốt từng đợt, sốt không cao, đau họng tái phát, khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm, nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng, sưng vùng mặt, chảy máu cam, nhức đầu, ù tai, viêm tai giữa, nghẹt mũi không ngửi được mùi.
Khám trẻ em bị viêm xoang, thường thấy: mũi có mủ, thường ở sàn mũi hay ở khe giữa, niêm mạc mũi phù nề sung huyết, mủ nhầy chảy xuống thành sau họng, ấn đau ở điểm xoang tương ứng.
Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng có thể gây nên một số biến chứng. Hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Một số ít có thể bị viêm màng não, ápxe não, viêm xương…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm xoang
Môi trường: phổ biến nhất là không khí ô nhiễm do khói bụi, khí thải... Môi trường ô nhiễm làm vùng xoang mũi dễ bị dị ứng, hoặc bội nhiễm. Tiếp đến là do tiếp xúc, chẳng hạn như khi bơi lội tại hồ bơi có chất lượng nước không đảm bảo, những người có bệnh lý tiềm ẩn về vách ngăn hoặc có cơ địa dị ứng thì khi tiếp xúc với nước bẩn thường xuyên cũng sẽ gây nên viêm xoang. Thời tiết lúc giao mùa, sức đề kháng của trẻ kém, không kịp thích nghi cũng khiến trẻ dễ thành nạn nhân của các bệnh về hô hấp nói chung, viêm xoang nói riêng.
Dị ứng: viêm mũi xoang dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản…). Các bé thường thích đùa nghịch với thú cưng như chó, mèo… lông của chúng lọt vào hốc xoang và gây dị ứng, rồi dẫn tới viêm xoang.
Sức đề kháng kém: sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ không thể chống chọi lại các loại khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang. Một số nguyên nhân bên trong thường gặp là viêm xoang do sâu răng; viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ trong xoang; ở trẻ em có thể do bị viêm a-mi-đan gây nhiễm trùng… Ngoài ra còn có những nguyên nhân tự nhiên như người có cơ địa bệnh lý về polip, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polip (khối u lành tính) trong mũi, trong xoang, dẫn đến viêm xoang do polip.
Vệ sinh kém: không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, dùng tay ngoáy mũi hay để gỉ mũi lâu ngày vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
Làm sao điều trị?
Nguyên tắc điều trị: Làm giảm triệu chứng, kiểm soát nhiễm trùng, điều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học, điều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và có giá cả hợp lý.
Điều trị bằng thuốc: Amoxicilline là kháng sinh chọn lựa ban đầu, nếu trẻ dị ứng với amoxicilline thì kháng sinh thay thế là erythromycine, bactrim. Các kháng sinh thế hệ mới như augmentine, cefaclor thay cho amoxicilline nếu bị nhờn thuốc; azithromycine, clarithromycine có thể thay cho erythromycine …
Thời gian điều trị viêm xoang nên từ 7-14 ngày. Trong trường hợp kháng sinh ban đầu sử dụng trong vòng 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì phải xem lại vấn đề điều trị. Nếu cần có thể phải đổi kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ mới ít bị đề kháng hơn.
Ðiều trị hỗ trợ: Hút mũi, rửa mũi, tránh tình trạng ứ đọng trong mũi để giúp mũi thông thoáng. Tránh sự lan rộng của dịch tiết cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị. Chống sung huyết, nghẹt mũi để giúp sự dẫn lưu xoang tốt hơn. Nên dùng oxymethazoline 0,05% vì ít tai biến, ở trẻ em chỉ nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Chống phù nề trong mũi để giúp sự dẫn lưu xoang và hoạt động của lông chuyển tốt hơn, nên dùng corticoid tại chỗ vì ít tác dụng phụ hơn đường uống.
Phòng bệnh như thế nào?
Cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ bằng việc mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, đặc biệt là khói thuốc lá. Thường xuyên dùng nước muối loãng rửa mũi, vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm, không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng… Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.
Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.