Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu và chăm sóc não bộ của bạn

Bộ não là một trong những cơ quan quan trọng nhất của chúng ta, là cơ quan chịu trách nhiệm điều khiển tất cả các hoạt động của cơ thể. Không những thế, não bộ còn là nơi lưu trữ và xử lí thông tin, giúp chúng ta có thể thực hiện những hoạt động trí óc đơn giản nhất như làm phép tính cộng, trừ cho đến các hoạt động phức tạp như phân tích hay giải quyết vấn đề. Vậy, bộ não thay đổi như thế nào và làm thế nào để bạn có thể giữ cho não bộ của mình luôn khỏe mạnh?

Não bộ của bạn thay đổi như thế nào?

Não bộ không ngừng làm việc và thay đổi qua các năm. Dưới đây là những tóm tắt cơ bản nhất về sự thay đổi của não bộ chúng ta qua từng độ tuổi.

Từ lúc chào đời cho đến 10 tuổi

Đến năm năm tuổi, não bộ của chúng ta đã có kích cỡ bằng 90% não của người lớn và các tế bào đã phát triển hơn trong việc kết nối với nhau.

Giữa năm và mười tuổi, hiểu biết về ngôn ngữ và không gian phát triển vượt bậc.

10 đến 30 tuổi

Não bộ của chúng ta đạt đến độ trưởng thành năm 20 tuổi, khi mà các vùng phân tích, lên kế hoạch và kiểm soát xung động đã được hoàn chỉnh.

Hoạt động phân tích phức tạp và trí nhớ dài hạn, cùng với khả năng sáng tạo, có thể đạt đến đỉnh cao.

30 đến 40 tuổi

Dù có rất ít dấu hiệu nhận biết, nhưng đến độ tuổi này, kích cỡ não bắt đầu giảm dần do các neuron (tế bào não) bắt đầu teo lại. Quá trình này diễn ra dần dần theo thời gian với tốc độ chậm.

40 đến 50 tuổi

Dấu hiệu đầu tiên của việc teo não bắt đầu xuất hiện với việc trí nhớ ngắn hạn kém dần.

Mất nhiều thời gian hơn để phản ứng với các tác nhân phức tạp như một phép tính khó hay một ván bài.

50 đến 60 tuổi

Khả năng nhận thức, sử dụng ngôn ngữ và từ vựng vẫn tốt.

Không gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu một vấn đề hay sáng tạo ra những cái mới. 

Nhiều người vẫn rất nhạy bén với các vấn đề về tài chính cá nhân và gia đình, nhưng từ sau tuổi 60 trở đi thì số lượng này giảm dần. 

Một lời khuyên nhỏ: bạn nên bắt đầu lập một tài khoản tiết kiệm ngay từ bây giờ cho tuổi già của mình. Chuẩn bị sớm không bao giờ là thừa cả. 

60 đến 70 tuổi

Hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng phân tích, sáng tạo và giải quyết vấn đề có thể vẫn tốt.

Những thay đổi ở độ tuổi 50 sẽ kéo dài sang tuổi 60. Tốc độ xử lí thông tin có thể sẽ chậm hơn do một số vùng trong não bộ teo dần.

Trên 70 tuổi

Khả năng phân tích, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ và trí nhớ của nhiều người vẫn hoạt động một cách hiệu quả. 

Đối với một số người, các vấn đề về tố bẩm di truyền, lối sống và sức khỏe bắt đầu có tác động thực sự đến lối sống và sức khỏe của họ. Họ bắt đầu có triệu chứng của các bệnh về thần kinh như Alzheimer hay suy giảm trí nhớ (việc này hoàn toàn có thể xảy ra ở những lứa tuổi sớm hơn).

Dù bạn ở độ tuổi nào, bạn cũng nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn có bất cứ một thắc mắc gì, đặc biệt là khi bạn nhận thấy có những thay đổi bất thường. 

Tăng khả năng não bộ của bạn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động thường ngày giữ cho cơ thể và trái tim khỏe mạnh cũng có thể có tác dụng cho não bộ của bạn. Dưới đây là một số các hoạt động mà bạn có thể thực hiện hằng ngày.

Vận động

Điều quan trọng không phải là hoạt động gì – bạn có thể đi bộ mỗi tối hay chơi với cháu của mình – miễn sao là bạn đảm bảo mình vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Vận động thường xuyên được cho là sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về não.

Ăn lành mạnh

Hãy ăn theo một chế độ ăn khỏe mạnh, ít mỡ rắn, nhiều rau và hoa quả (như dâu tây, blueberries và súp lơ).

Hiểu huyết áp của mình

Huyết áp cao có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng đến não bộ của bạn. Kiểm soát huyết áp của bạn có thể giúp làm giảm các nguy cơ cho não bộ.

Hạn chế đồ uống có cồn

Rượu có tác động khác nhau lên từng lứa tuổi. Những người có tuổi có thể bị say khi uống cùng lượng rượu mà họ uống được thời còn trẻ. Điều này dễ khiến cho họ cảm thấy bối rối hay gặp tai nạn.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ, hay chất lượng giấc ngủ kém, không những gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng suy nghĩ. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi tối để có một ngày làm việc hiệu quả.

Phát hiện một tài năng mới

Khi bạn học  những thứ mới, bạn đang kích thích não bộ của mình. Hãy thử đi khiêu vũ, học nói tiếng Pháp hay làm một thứ gì đó hoàn toàn mới. Thách thức não bộ của mình một cách thường xuyên là một việc vừa có ích lại vừa thú vị.

Gọi điện thoại

Nguồn: Brain Health
Nói chuyện thường xuyên với gia đình và bạn bè bạn. Mời họ đi ăn một bữa ăn, hay đi leo núi cùng nhau, hoặc chỉ đơn giản là gặp mặt nhau. Khoa học chứng minh thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần, cải thiện khẳ năng ghi nhớ và giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm