Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao lại có chất nhầy trong phân?

Chất nhầy là chất có kết cấu giống như thạch, dày, xuất hiện ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cả phân. Cơ thể chủ yếu sử dụng chất nhầy để bảo vệ và làm ẩm các mô và các cơ quan nhạy cảm.

Chất nhầy cũng được dùng để làm giảm các tổn thương gây ra bởi:

  • Axit dạ dày
  • Vi khuẩn
  • Virus
  • Nấm
  • Các loại dịch có thể gây hại hoặc các chất có thể gây kích ứng khác.

Vì những lý do đó, có thể nói, chất nhầy là một phần bình thường của cơ thể.

Tuy nhiên, khi cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể không nhận thấy rằng cơ thể có nhiều chất nhầy. Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy thường trong suốt, có màu trắng hoặc vàng. Các loại virus như virus cảm lạnh thông thường hoặc virus cúm thường làm tăng việc sản xuất chất nhầy, đặc biệt là vùng xoang mũi, nhưng rất hiếm khi chất nhầy xuất hiện trong phân. Nếu bạn bắt đầu thấy có một lượng lớn chất nhầy xuất hiện trong phân, thì rất có thể, bạn đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.

Khi nào thì chất nhầy là bình thường?

Một lượng lớn chất nhầy có thể nhìn thấy được trong phân không phải là dấu hiệu bình thường. Một khi bạn đã nhận thấy dấu hiệu này, thì tức là mức độ nghiêm trọng đã tăng lên. Chất nhầy trong phân không có nghĩa là bạn gặp phải vấn đề gì đó lớn, nhưng sẽ có một điều gì đó về sức khỏe và bạn cần đi khám hoặc hỉ tư vấn bác sỹ.

Có quá nhiều chất nhầy trong phân đôi khi sẽ đi kèm với các triệu chứng khác, và có thể sẽ là dấu hiệu của một vấn đề đáng lo ngại hơn. Các triệu chứng này bao gồm:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng có chất nhầy bất thường trong phân?

Quá nhiều chất nhầy trong phân có thể là dấu hiệu của một vấn đề thuộc hệ tiêu hóa. Lớp chất nhầy ở ruột non có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các chất cặn bã và các tác nhân có thể gây bệnh sống trong ruột non. Nếu trong cơ thể có một tình trạng viêm tiến triển, phá vỡ lớp màng nhầy này, chất nhầy có thể sẽ xuất hiện trong phân, và các tác nhân gây bệnh trong ruột có thể sẽ tiếp cận cơ thể một cách dễ dàng hơn. Và do đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Mất nướctáo bón cũng làm cơ thể bạn sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn, hoặc ít nhất, làm bạn dễ nhận thấy sự xuất hiện của chất nhầy hơn. Tình trạng này có thể xuất hiện rất đột ngột. Triệu chứng có thể sẽ tự biến mất hoặc sẽ biến mất do bạn dùng thuốc.

Thay đổi lượng chất nhầy còn có thể là hậu quả của tình trạng viêm đường tiêu hóa, và cần phải được điều trị y tế. Cũng như các vấn đề khác của hệ tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa có các nguyên nhân bao gồm:
  • Bệnh Crohn
  • Xơ nang
  • Viêm loét đại tràng
  • Nhiễm trùng ruột non
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Các vấn đề về kém hấp thu, ví dụ như không dung nạp lactose hoặc bệnh Celiac
  • Nứt hậu môn
  • Rò hậu môn
  • Loét trực tràng
  • Ung thư

Chẩn đoán

Không có cách điều trị nào phù hợp cho tất cả các trường hợp có chất nhầy trong phân. Để điều trị tình trạng này, bác sỹ cần phải chẩn đoán và điều trị các vấn đề tiềm ẩn, có thể liên quan đến viêm đường tiêu hóa.

Đa số bác sỹ sẽ bắt đầu bằng việc khám và xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sỹ hiểu được tình trạng sức khỏe chung của bạn. Nếu cần thiết, bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nội soi đại tràng
  • Các xét nghiệm hình ảnh, như chụp X quang, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp CT
  • Xét nghiệm mồ hôi.

Với một số người, rất dễ để chẩn đoán các nguyên nhân tiềm ẩn. Nhưng với một số người khác, để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn có thể sẽ phải tiến hành rất nhiều loại xét nghiệm.

Điều trị tình trạng này như thế nào?

Khi bạn đã được chẩn đoán, bác sỹ sẽ kê đơn để điều trị. Thay đổi lối sống có thể sẽ giải quyết được vấn đề của một vài người. Những thay đổi bao gồm:

  • Uống nhiều nước hơn
  • Ăn các loại thực phẩm giàu probiotics hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa probiotics.
  • Ăn các loại thực phẩm chống viêm
  • Duy trì sự cân bằng giữa chất xơ, carbohydrate (tinh bột) và chất béo trong bữa ăn.

Các loại thuốc kê đơn có thể sẽ cần thiết với những người đang mắc các bệnh mãn tính như:

Sự phối hợp giữa việc dùng thuốc, thay đổi lối sống và (có thể) là phẫu thuật sẽ làm giảm các tình trạng như nứt hậu môn và loét trực tràng.

Nếu bác sỹ chẩn đoán bạn bị ung thư, bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sỹ chuyên ngành ung thư để giúp bạn điều trị. Việc điều trị ung thư có thể sẽ giúp bạn làm giảm triệu chứng.

Triển vọng

Lượng chất nhầy trong phân sẽ luôn luôn thay đổi. Chính các vi khuẩn trong ruột sẽ duy trì sự sản xuất chất nhầy ở mức độ bình thường và duy trì hàng rào chất nhầy khỏe mạnh trong cơ thể. Nếu gần đây bạn có sử dụng kháng sinh hoặc bị ốm, bạn sẽ nhận thấy lượng chất nhầy trong phân tăng lên. Nếu tình trạng này sẽ không trở về bình thường trong vài tuần, bạn nên đi khám bác sỹ.

Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa nếu nhận thấy có quá nhiều chất nhầy trong phân và có xuất hiện các triệu chứng khác của các vấn đề thuộc hệ tiêu hóa. Đảm bảo rằng bạn đã ghi lại các triệu chứng, thời gian triệu chứng xuất hiện và nếu có, thì thứ gì sẽ làm triệu chứng tốt hơn hoặc xấu đi.

Việc cải thiện sức khỏe đường ruột bằng việc ăn các loại thực phẩm giàu probiotics cũng vô cùng quan trọng. Ăn đa dạng các loại trái cây và rau nhiều màu sắc và luôn uống đủ nước.

Khi nào thì tình trạng có chất nhầy trong phân cần phải đi cấp cứu?

Đầu tiên, bạn nên biết được có bao nhiêu chất nhầy trong phân? Nếu bạn có quá nhiều chất nhầy trong phân và có các triệu chứng như chóng mặt hoặc choáng ngất, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức vì rất có thể là bạn đã bị mất nước và cần được truyền dịch.

Nếu phân của bạn có màu đen hoặc có máu, thì rất có thể bạn đã bị xuất huyết trong ruột non hoặc đại tràng và sẽ cần phải được truyền máu.

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm