Gần đây, ngày càng nhiều người tìm đến thiền để giảm bớt căng thẳng cuộc sống. Không chỉ đơn thuần giúp cơ thể thư giãn, thiền còn tác động trực tiếp đến bộ não và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tật.
Để hiểu rõ về tác động của thiền, trước tiên cần phân tích cơ chế phản ứng của não bộ với sự căng thẳng. Theo ABC, hệ thần kinh tự chủ trong não người chịu trách nhiệm điều khiển các phản ứng tự động đối với sự căng thẳng. Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai nhánh: hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm, đóng vai trò thiết yếu trong việc xử lý các phản ứng trên.
Cụ thể, hệ thần kinh giao cảm giúp con người đối phó hoặc tránh những tình huống gây căng thẳng hay tiềm tàng nguy hiểm, được gọi là phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Còn hệ thần kinh đối giao cảm cân bằng lại hệ thần kinh giao cảm, đưa cơ thể trở lại trạng thái tự nhiên ban đầu. Trong nhiều trường hợp, hai hệ thần kinh này có chức năng đối lập nhau. Nếu hệ thần kinh giao cảm khiến nhịp tim, huyết áp tăng và giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol, hệ thần kinh phó giao cảm sẽ tác động ngược lại để cân bằng những yếu tố đó.
Các nghiên cứu chỉ ra tất cả phương pháp thiền đều có ích trong việc kiềm chế sự căng thẳng. Cụ thể, thiền giúp giảm nhịp tim và lượng hormone cortisol. Bên cạnh đó, thiền và yoga góp phần giảm huyết áp tâm trương (huyết áp thấp hơn) khoảng 3-8 mmHg và huyết áp tâm thu (huyết áp cao hơn) khoảng 4-5 mmHg so với những hoạt động khác.
Theo một nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2014, dù các chỉ số trên có vẻ nhỏ, chúng rất quan trọng vì mức giảm chỉ 2 mmHg có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ít đi đáng kể.
Ảnh: The Bulletproof Blog.
Nếu muốn thực hành thiền, bạn chọn một trong ba loại chính là thiền định mở (open monitoring), thiền định tập trung (focused attention) và thiền định siêu việt (automatic self-transcending).
Với thiền định mở, thay vì một vật cụ thể, người tập dồn toàn bộ sự chú ý vào tất cả khía cạnh và trải nghiệm họ bắt gặp mà không đánh giá hay đi sâu vào chúng. Ví dụ, bạn cảm nhận được bề mặt đang ngồi trên trong khi thiền.
Còn ở thiền định tập trung, người tập thiền cần lưu tâm vào một vật cụ thể như hơi thở, vật giả tưởng, câu niệm chú, bộ phận cơ thể hay một ngoại vật. Theo cách này, họ đang điều khiển sự tập trung của mình khi thiền. Mỗi khi tâm trí rời xa vật chủ, họ cố gắng đưa sự chú ý quay lại vật đó.
Cuối cùng, thiền định siêu việt hướng người tập đến việc tụng niệm bằng ngôn ngữ Phạn, nhờ đó ai cũng có thể theo mà không đòi hỏi nhiều nỗ lực hay sự chú tâm. Theo thời gian, các câu niệm chú sẽ dần biến mất khi sự giác ngộ ở mỗi người tăng lên. Quan trọng nhất là tâm trí cần được thả lỏng. Chỉ việc ngồi, nhắm mắt và tập hai lần hàng ngày, mỗi lần kéo dài từ 15 đến 20 phút.
Hãy chọn một phương pháp thiền định bạn cảm thấy thoải mái để tập thường xuyên và kiên trì. Cũng có thể thay đổi hoặc kết hợp các phương pháp thiền ở những thời điểm khác nhau. Cần lưu ý, các kỹ thuật thiền không nghiêng hoàn toàn về thiền định mở hay thiền định tập trung mà có sự tương đồng, đan xen nhau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng của thiền với sức khỏe
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.