15 cách “thiền” cho người bận rộn
Mặc dù thiền đã có từ hàng ngàn năm trước nhưng những nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của Thiền chỉ mới được tiến hành gần đây và ngày càng cho thấy những kết quả tích cực.
Bạn chắc chắn biết rõ rằng, thiền có ích trong việc làm giảm lo âu, đau đớn và trầm cảm. Thiền cũng có hiệu quả giống như thuốc chống trầm cảm. Một số nghiên cứu khác cho thấy, Thiền có lợi cho sức khỏe bởi ảnh hưởng của Thiền lên hệ thần kinh giao cảm - hệ thống làm tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp khi bị stress. Thiền sẽ giúp bạn giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim, nhịp thở. Hơn thế nữa, thiền có những tác dụng về mặt tinh thần, đặc biệt là củng cố sự tập trung, khả năng sáng tạo, trực giác và sự kết nối với nội tâm của bạn.
Nếu bạn quá bận rộn và không thể dành ra khoảng một tiếng mỗi ngày cho việc thiền, hoặc bạn không thể sắp xếp được một không gian phù hợp để thiền, bạn hẳn sẽ nghĩ rằng mình không thể thiền để thanh tẩy tâm trí được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể “thiền” theo nhiều cách khác mà không cần đến một tiếng mỗi ngày, bởi vì về cơ bản, khi thiền, bạn đang tập trung vào tâm trí, hơi thở và các giác quan.
1. “Thiền” ngay khi chuông báo thức của bạn tắt
Hãy thay bản nhạc chuông báo thức ồn ào của bạn hiện tại bằng một bản nhạc thư giãn hơn với những âm thanh nhẹ nhàng hơn như tiếng chuông gió hoặc tiếng suối.
Khi bạn tỉnh dậy, hãy nằm trên giường ít nhất hai phút và “ngâm mình” trong những âm thanh xung quanh bạn, từ tiếng chim hót cho đến tiếng xe cô bên ngoài, tiếng quạt gió điều hòa và cảm nhận tất cả những mùi hương xung quanh bạn, từ mùi hương của nước xả vải trên chăn màn của bạn cho đến mùi hương của cây cỏ bên ngoài cửa sổ.
2. “Thiền” trong khi dùng một tách cà phê cho bữa sáng
Hãy cảm nhận sự ấm áp của tách quà phê trong lòng bàn tay, cảm nhận hương thơm của cà phê và thưởng thưởng thức từng ngụm nhỏ cà phê, để cho hương vị của cà phê lan tỏa từ môi, đến cổ họng rồi đến bụng.
3. “Thiền” trong khi mặc quần áo
Khi bạn mở ngăn kéo hoặc lấy quần áo ra khỏi tủ, hãy chú ý đến mùi hương của nước xả vải trên quần áo và cảm nhận từng sợi vải trên ngón tay của bạn.
4. “Thiền” trong khi tắm
Tăng cường các giác quan của mình sẽ giúp bạn có thể biến mọi môi trường thành phù hợp và lý tưởng để thực hành chánh niệm. Hãy tập trung vào nhiệt độ của nước, mùi hương của dầu gội cho đến tiếng nước rơi xuống nền gạch.
5. “Thiền” khi bạn đang đi bộ
Khi bạn đi chợ hoặc đi bộ tại bất cứ nơi nào, thỉnh thoảng, hãy nhìn lên trời. Việc nhìn lên bầu trời sẽ giúp cho mắt của bạn không quả tập trung vào những điểm dưới thấp, giúp mắt thư giãn cũng như giúp tâm trí của bạn được “làm mới” lại.
6. “Thiền” khi đang trang điểm
Hãy nghĩ về từng lần sử dụng cọ trang điểm, từng lần dùng mascara hay từng lần tô sơn môi. Việc tập trung vào từng hoạt động này sẽ giúp bạn cảm nhận được từng hoạt động, từng thay đổi trên da. Giúp bạn tập trung vào tất cả các giác quan của cơ thể.
7. “Thiền” trong khi nấu cơm
Khi bạn khuấy hoặc cắt, hãy chú đến đến từng nhịp điệu của tay. Bạn cũng đừng quên thưởng thức mùi hương của món ăn bạn đang thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người chú ý đến nhịp điệu và mùi hương của món ăn nhiều hơn trong khi nấu cơm sẽ cảm thấy bình tĩnh và hạnh phúc hơn trong khoảng thời gian sau đó.
8. “Thiền” bất cứ khi nào bạn leo cầu thang
Hãy đếm từng bước chân của bạn và cảm nhận lòng bàn chân của bạn đang đặt lên bề mặt lót giầy, thảm hay thậm chí là gạch. Lưu ý các nỗ lực phối hợp các cơ của bạn làm việc cùng nhau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng của thiền với sức khỏe
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn