Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm thường gặp khi thiền - Phần 1

Bạn muốn cải thiện sức khỏe và tâm trí của mình. Nhưng dường như quá trình tập thiền không mang lại hiệu quả như bạn nghĩ. Vì sao vậy?

8 sai lầm thường gặp khi thiền

Nếu việc ngồi thiền hàng ngày khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn, hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc phải 8 sai lầm dưới đây hay không. Điều chỉnh 8 sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn dần dần thu được lợi ích của thiền.

Bạn cảm thấy buồn ngủ khi thiền

Bạn bắt đầu ngồi thiền vào 11h đêm, sau khi đã làm xong toàn bộ việc nhà, ăn tối, tắm rửa và cho con đi ngủ? Ngay lập tức bạn sẽ rất dễ chìm vào giấc ngủ trong khi đang thiền. Sau khoảng 20 phút, bạn tỉnh lại và cảm thấy vô cùng mệt mỏi và nghĩ rằng việc ngồi thiền không hiệu quả? Đừng tức giận, việc ngủ trong khi thiền là một việc tốt và là dấu hiệu cho thấy rằng thiền vẫn đang phát huy tác dụng. Đừng từ bỏ, hãy tiếp tục thiền (và ngủ) nếu được!

Bạn không thể tập trung ý nghĩ

Đây chính là hiểu lầm lớn nhất về thiền. Khi mới tập thiền, bạn hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát được những suy nghĩ của mình và chỉ tập trung vào thiền. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Trong khi ngồi thiền, đầu óc bạn không thể nào hoàn toàn trống rỗng và không nghĩ về vấn đề gì được. Nếu bạn đang nghĩ về việc giặt hết đống quần áo trong nhà hoặc deadline công việc, thì cũng là điều hết sức bình thường.

Việc tập trung hoàn toàn suy nghĩ sẽ khó hơn là việc để tâm trí suy nghĩ vẩn vơ.  Khi mới tập thiền, bạn sẽ luôn thấy những suy nghĩ chẳng liên quan gì đến thiền xuất hiện trong đầu. Hãy bình thản dứt ra khỏi những suy nghĩ đó và tập trung vào kiểm soát hơi thở - đó là cách các chuyên gia về thiền khuyên những người mới bắt đầu. Sự tập trung suy nghĩ khi thiền sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Điều quan trọng là thiền sẽ giúp bạn tập trung hơn vào công việc hoặc các hoạt động khác. Bạn thậm chí sẽ dễ tập trung hơn sau khi kết thúc thiền, chứ không phải là trong khi thiền. Lưu ý rằng, khi thiền thường xuyên, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích, bao gồm tăng khả năng tập trung tâm trí, giảm lo âu và căng thẳng.

Bạn ép mình phải ngồi thiền

Nếu tâm trí bạn đang hoạt động với cường độ rất nhanh, thì việc ngồi yên lặng một chỗ có lẽ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp này, thay vì tìm một nơi thật yên lặng để thiền, bạn nên tập trung vào các âm thanh ở xung quanh mình để tâm trí bạn cảm thấy tĩnh lặng hơn. Đẳng cấp cao nhất của việc thiền chính là biết cách thiền ngay cả khi xung quanh bạn vô cùng ồn ào. Hãy tập luyện để dần có thể thiền được trong mọi hoàn cảnh.

Bạn mong đợi quá nhiều

Nếu bạn hy vọng rằng, sau khi thiền, sẽ có một điều gì đó kỳ diệu, giống như phép màu sẽ xảy đến với bạn, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thất vọng. Nếu bạn chưa bao giờ thiền, thì đừng hy vọng sẽ có điều kỳ diệu xảy ra chỉ sau 1 lần thiền. Đrr nhận được những kết quả của thiền, bạn sẽ phải khổ công thiền hàng ngày và trong một thời gian không hề ngắn. Chỉ khi nào bạn thấy, thiền cũng như một công việc làm hàng ngày, thì có nghĩa là bạn đã bắt đầu được hưởng những lợi ích của thiền.

Một điều nữa cần lưu ý là, lợi ích của việc ngồi thiền sẽ tăng dần theo thời gian. Do vậy, hãy để hy vọng và mong đợi của bạn cũng tăng dần theo thời gian. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi thiền có thể giúp làm giảm huyết áp và giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích theo thời gian.

Đón đọc phần tiếp theo của bài viết tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng của thiền với sức khỏe

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

  • 06/09/2024

    Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.

Xem thêm