Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống Unisom mỗi đêm thực sự tệ đến mức nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các thành phần của Unisom, tác dụng phụ của việc uống Unisom mỗi đêm và các lựa chọn thay thế giúp bạn có được giấc ngủ ngon.

Unisom có ​​thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng mất ngủ và ngủ ngon hơn trong những trường hợp bị say máy bay hoặc căng thẳng bất thường. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng unisom đêm này qua đêm khác để giúp bản thân đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn?

Các thành phần có trong Unisom?

Các thành phần của Unisom thay đổi một chút tùy thuộc vào sản phẩm bạn đang sử dụng. Một số sản phẩm có chứa doxylamine, trong khi những sản phẩm unisom khác có chứa diphenhydramine. Cả hai đều là thuốc kháng histamine có thể giúp giảm chứng mất ngủ thường xuyên.

Các chuyên gia về thần kinh và giấc ngủ giải thích rằng thành phần này hiệu quả nhất trong việc giúp mọi người chìm vào giấc ngủ, nhưng không hữu ích trong việc giúp mọi người duy trì giấc ngủ. Diphenhydramine và doxylamine có tác dụng chống lại histamine - một chất hóa học trong não giúp thúc đẩy sự tỉnh táo. Các thành phần này cũng làm dịu các triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi và chảy nước mắt. Đó là lý do tại sao bạn sẽ tìm thấy doxylamine hay diphenhydramine trong thuốc kháng histamine như Benadryl.

Đọc thêm bài viết: Giảm mệt mỏi, mất ngủ nhờ thay đổi lối sống khoa học hơn

Bao lâu thì bạn nên dùng Unisom?

Các loại thuốc ngủ không kê đơn như Unisom có ​​tác dụng giảm đau tạm thời cho các vấn đề về giấc ngủ. Bạn có thể dùng unisom trong vài ngày nếu bạn bị say máy bay hoặc đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Nhưng theo ‌Tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng‌ Hoa Kỳ, unisom không được sử dụng nhằm mục đích điều trị chứng mất ngủ. Nếu bạn đang dùng Unisom 2, 3 ngày một lần thì bạn nên đi khám bác sĩ để xem liệu bạn có đang gặp vấn đề về giấc ngủ tiềm ẩn hay không.

Ảnh hưởng lâu dài có thể có của Unisom

1. Bạn có thể bị nhờn thuốc

Điều gì có thể xảy ra nếu bạn uống Unisom mỗi đêm? Mặc dù ban đầu unisom có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhưng rất có thể, theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu bị nhờn thuốc. Nếu điều đó xảy ra thì bạn có thể thấy mình dùng một liều lượng unisom ngày càng cao hơn để đi vào giấc ngủ.

2. Bạn có nguy cơ sử dụng thuốc quá liều

Liều cao diphenhydramine hoặc doxylamine có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ tiêu cực như: khô miệng, chóng mặt và uể oải vào ban ngày. Các chuyên gia cho biết nếu bạn dùng thuốc có thành phần diphenhydramine hoặc doxylamine liều rất cao thì sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như mạch đập nhanh hoặc khó tiểu.

3. Bạn có thể bị mất ngủ

Khi bạn quyết định ngừng dùng thuốc unisom sau một thời gian dài lạm dụng thuốc thì rất có thể các vấn đề về giấc ngủ của bạn sẽ trở lại, thậm chí còn tồi tệ hơn trước.

4. Cảnh báo vấn đề về giấc ngủ tiềm ẩn

Nếu bạn thường xuyên cần một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn như diphenhydramine hoặc doxylamine (hoặc một loại tự nhiên như melatonin) để đi vào giấc ngủ, thì có thể bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ tiềm ẩn. Trong trường hợp đó, tốt hơn hết bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ, người có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ với người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể cần sử dụng máy thở hỗ trợ CPAP.

Ai không nên dùng Unisom?

Unisom và các loại thuốc ngủ khác có diphenhydramine hoặc doxylamine không an toàn cho tất cả mọi người. Cả hai thành phần diphenhydramine hoặc doxylamine đều có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ đối với người lớn trên 65 tuổi. Người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như kích động, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, khô miệng hoặc đau đầu.

Unisom cũng không phải là lựa chọn tốt cho những người đang mang thai hoặc đang cho con bú hoặc cho những người mắc các bệnh sau:

  • bệnh tăng nhãn áp
  • loét dạ dày tá tràng
  • bí tiểu

Cảnh báo

Unisom có ​​thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn cũng nên tránh dùng Unisom với rượu hoặc các thuốc an thần khác vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ có hại.

Đọc thêm bài viết: Những loại đồ uống khiến bạn dễ ngủ và mất ngủ

Các lựa chọn thay thế Unisom

Nếu bạn đang vật lộn với giấc ngủ trong một vài ngày, bạn nên xem lại thói quen ban đêm và thói quen đi ngủ của mình. Một vài sự điều chỉnh có thể giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ và chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp sau:

  • ‌Đặt thời gian thức và giờ đi ngủ. Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng sẽ giúp cơ thể bạn đi vào giấc ngủ vào cùng một thời điểm vào mỗi buổi tối.
  • Dành thời gian ra ngoài vận động vào buổi sáng. ‌Tiếp xúc sớm với ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đều có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • ‌Chỉ sử dụng giường của bạn để ngủ và quan hệ tình dục. Bạn sẽ dễ ngủ gật hơn nếu bộ não của bạn chỉ liên kết chiếc giường của bạn với giấc ngủ.
  • Hãy dành vài phút vào đầu buổi tối để viết ra bất kỳ mối quan tâm nào hoặc những việc bạn cần hoàn thành cho ngày mai, sau đó cất danh sách đó đi.
  • ‌Giúp cơ thể thư giãn trước khi đi ngủ. ‌ Đọc, viết nhật ký, yoga, thiền hoặc nghe nhạc đều là những phương pháp phù hợp giúp bạn thư giãn.
  • ‌Nếu bạn không ngủ được, hãy ra khỏi giường một lúc. Nếu sau 15 - 20 phút mà bạn vẫn không ngủ được, hãy đi nơi khác để thực hiện một hoạt động yên tĩnh khác chẳng hạn như đọc sách. Sau đó  bạn có thể quay trở lại giường khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trở lại.
  • Trong thời gian mang thai, cơn đau hoặc khó chịu khiến bạn trằn trọc thì hãy sử dụng gối ôm để hỗ trợ thêm.
  • Cân nhắc vặn máy điều nhiệt xuống thấp hơn một chút để giảm khả năng đổ mồ hôi ban đêm khiến bạn thức giấc.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm