Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Tiêu thụ rượu với lượng vừa phải đến nhiều có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả việc tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Bài viết này sẽ đề cập tới mối liên hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.

Rượu ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư đại trực tràng như thế nào?

Tiêu thụ rượu là một trong số những yếu tố nguy cơ chính của việc phát triển ung thư đại trực tràng. Mối liên hệ và nguy cơ càng trở nên lớn hơn đối với những người nghiện rượu nặng.

Ethanol được tìm thấy trong đồ uống có cồn. Sự phân hủy ethanol tại đường tiêu hóa có thể tạo ra các chất độc hại như acetaldehyde. Những chất này có thể làm hỏng DNA của các tế bào trong đại tràng và trực tràng. Tổn thương DNA có thể khiến các tế bào tái tạo không kiểm soát và hình thành khối u. Ethanol cũng có thể gây ra những thay đổi đối với hệ vi sinh vật đường ruột, gây viêm ruột và kích hoạt các enzyme khiến nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Đọc thêm tại bài viết: Ung thư đại trực tràng có liên quan đến việc ăn nhiều thịt đỏ, trình độ học vấn kém và uống nhiều rượu

Rối loạn sử dụng rượu và ung thư đại trực tràng

Trong một nghiên cứu lớn từ Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã phân tích mối liên quan giữa rối loạn sử dụng rượu và nguy cơ ung thư đại trực tràng ở 49.095 người mắc bệnh. Rối loạn sử dụng rượu được định nghĩa là:

  • Có thói quen sử dụng rượu
  • Mất kiểm soát trong việc sử dụng rượu
  • Trạng thái cảm xúc tiêu cực khi không sử dụng rượu

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 63,1% so với những người không mắc chứng rối loạn sử dụng rượu. Nguy cơ trở nên cao hơn khi rối loạn sử dụng rượu kéo dài hơn, đạt 167% sau 11 năm.

Uống nhiều rượu và ung thư đại trực tràng

Một đánh giá năm 2019 trong số 16 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ 14.276 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng và 15.802 người không bị ung thư đại trực tràng. Họ tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu và ung thư đại trực tràng tuân theo đường cong chữ J, trong đó lượng rượu cao hơn gây ra tỷ lệ ung thư đại trực tràng cao hơn nhanh chóng.

Những kết quả chính:

  • Uống tối đa hai ly mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng thấp hơn 8% so với việc không uống rượu hoặc thỉnh thoảng uống rượu.
  • Uống hai đến ba ly mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn.
  • Uống nhiều hơn ba ly mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn 25%.

Không nên uống rượu với mục đích giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vì tác động tiêu cực của rượu lớn hơn lợi ích tiềm năng.

Uống rượu và nguy cơ ung thư đại trực tràng sớm

Trong một nghiên cứu năm 2023, các nhà nghiên cứu đã điều tra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu hàng ngày và nguy cơ khởi phát ung thư đại trực tràng sớm bằng cách sử dụng dữ liệu bảo hiểm y tế quốc gia từ hơn 5,6 triệu người ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 20 đến 49.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 8.314 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng trong thời gian nghiên cứu 10 năm. Những người uống ít rượu có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn 9% so với những người không uống rượu. Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20%.

Tiêu thụ rượu và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sớm theo chủng tộc

Trong một nghiên cứu năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ gần 200.000 người ở Hawaii hoặc California thuộc các nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc sau:

  • Người da đen
  • Người bản địa Hawaii
  • Người Mỹ gốc Nhật
  • Người La tinh
  • Người da trắng

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng tăng lên khi uống rượu ở tất cả các nhóm này, ngoại trừ người da đen. Họ cũng nhận thấy việc tiêu thụ rượu có liên quan đến nguy cơ cao hơn ở những người có các yếu tố sau:

  • Chỉ số khối cơ thể thấp hơn
  • Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NAID)
  • Lượng chất xơ thấp hơn
  • Lượng folate thấp hơn

Rượu và các loại ung thư khác

Tiêu thụ rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.

  • Ung thư đầu cổ: Nguy cơ tăng gấp 1,8 lần đối với những người tiêu thụ rượu vừa phải.
  • Ung thư thực quản: Nguy cơ tăng gấp 1,3 lần đối với người uống rượu nhẹ và nguy cơ tăng gấp 5 lần đối với người nghiện rượu nặng.
  • Ung thư gan: Nguy cơ tăng gấp 2 lần khi uống rượu nặng.
  • Ung thư vú: Nguy cơ uống rượu nhẹ tăng 1,04 lần, nguy cơ uống rượu vừa phải tăng 1,04 lần và nguy cơ uống rượu nhiều tăng 1,6 lần. 

Rượu vang đỏ giúp giảm nguy cơ ung thư như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đang điều tra hợp chất resveratrol có trong nho để có tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như phòng ngừa ung thư. Qua đó, không tìm thấy mối liên quan nào giữa việc tiêu thụ vừa phải rượu vang đỏ và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hoặc đại trực tràng.

Trong một đánh giá nghiên cứu năm 2023, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu vang và nguy cơ phát triển bất kỳ loại ung thư nào.

Đọc thêm tại bài viết: Lợi ích của việc uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày

Di truyền có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư đại trực tràng liên quan do rượu?

Khoảng 10% những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng có các gen liên quan. Uống rượu sẽ dẫn tới nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng so với những người không có tiền sử.

Ngừng uống rượu có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư đại trực tràng không?

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư sẽ giảm khi bạn ngừng uống rượu. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu này đều xem xét nguy cơ ung thư đầu cổ hoặc thực quản. Có thể phải mất nhiều năm để nguy cơ mắc bệnh ung thư giảm xuống mức nguy cơ tương tự đối với những người không bao giờ uống rượu nhiều.

Có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng là kiểm tra sức khỏe thường xuyên bắt đầu ở tuổi 45. Việc sàng lọc có thể giúp xác định các khối u nhỏ được gọi là polyp trước khi chúng tiến triển thành ung thư. Những thói quen về lối sống khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bao gồm:

  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Duy trì cân nặng lý tưởng
  • Hạn chế uống rượu ( nếu bạn đang sử dụng)
  • Tránh thuốc lá ( nếu bạn hút thuốc)
  • Thực hiện thay đổi chế độ ăn như giảm lượng chất béo động vật và tăng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Đọc thêm tại bài viết: Những cách dự phòng ung thư đại trực tràng tốt nhất

Kết luận

Tiêu thụ rượu là một yếu tố nguy cơ được xác định rõ ràng đối với sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Nguy cơ dường như cao nhất nếu bạn uống nhiều rượu trong nhiều năm. Giảm tiêu thụ rượu có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, có thể phải mất nhiều năm nguy cơ mắc bệnh mới giảm xuống mức nguy cơ của một người chưa bao giờ uống rượu nhiều.

 

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/01/2025

    Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

    Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?

  • 25/01/2025

    Tết khỏe mạnh cho người cao tuổi

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.

  • 24/01/2025

    Ngày Tết, ăn dưa hành muối thế nào để tốt cho sức khỏe?

    Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.

  • 24/01/2025

    Mẹo đối phó với căng thẳng ngày Tết - Tận hưởng không khí lễ hội mà không lo ảnh hưởng sức khỏe

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.

  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

Xem thêm